Chi gần 38 nghìn tỷ đồng ủy thác cho vay hộ nghèo
Số liệu này đã được công bố trong hội nghị tổng kết mười năm thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo diễn ra sáng ngày 24-5-2013, tại Hà Nội.
Theo đó, số tổ tiết kiệm và vay vốn đã triển khai hoạt động tiết kiệm tự nguyện đạt xấp xỷ 90%, số thành viên tham gia tiết kiệm tự nguyện đạt 75%. Đến nay, tổng số dư tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của các thành viên thuộc tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Nông dân quản lý đạt trên 700 tỷ đồng, bình quân số dư tiền gửi tiết kiệm của mỗi tổ đạt trên 10 triệu đồng, của mỗi thành viên là 285.000 đồng.
Trong mười năm qua, dư nợ nhận ủy thác của Hội Nông dân liên tục tăng cả về khối lượng tín dụng và số lượng các chương trình tín dụng. Nếu tại thời điểm 31-12-2003, dư nợ chỉ là 3.094 tỷ đồng với một chương trình, thì đến nay dư nợ đạt tới 37.990 tỷ đồng (tăng 12,28 lần so với năm 2003) với 14 chương trình tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm giảm về số lượng tương đối nhưng tăng về số tuyệt đối.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong quá trình tổ chức thực hiện, song chính sách ủy thác cho vay hộ nghèo vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đặng Thị Thủy cho rằng, quá trình bình xét các đối tượng vay vốn của tổ chức chưa thực sự dân chủ, công khai; còn tình trạng chia đều, xẻ mỏng để cào bằng; cá biệt có nơi còn bình xét cho vay cả các đối tượng không thuộc diện được thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước.
Mặt khác, chất lượng ủy thác chưa đồng đều, thiếu bền vững. Cụ thể, tính chung cả nước, tỷ lệ nợ quá hạn hằng năm giảm về số lượng tương đối nhưng tăng về số lượng tuyệt đối, năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là 3,14%, số tiền nợ quá hạn là 133,3 tỷ đồng; đến năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,04% nhưng số tiền nợ quá hạn là 393 tỷ đồng…
Một số cơ sở có tình trạng cán bộ hội, cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn lợi dụng làm ủy thác đã vay “ké” thu gốc, thu lãi của người vay để chiếm dụng nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Việc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, chính quyền địa phương đôn đốc thu nợ tồn đọng chưa tích cực, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Mặc dù còn một số hạn chế, thiếu sót, nhưng những kết quả đạt được trong thời gian qua đã khẳng định phương thức ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mà Ngân hàng Chính sách xã hội, cùng các đoàn thể chính trị - xã hội đang thực hiện là cách làm năng động, sáng tạo. Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn, đây là mô hình hiệu quả, rất đặc trưng và mang tính ưu Việt.
Cách làm này đã giúp cho kênh vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng được hưởng thụ hưởng; hộ nông dân nghèo, các đối tượng chính sách được vay vốn thuận lợi. Thông qua ủy thác cũng giúp hiệu quả thực hiện tốt hơn.
Sau những kinh nghiêm được đúc rút, Trung ương Hội Nông Dân đánh giá, cần phải tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, chủ động hơn nữa với Ngân hàng Chính sách xã hội và đối tượng vay vốn. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội, cán bộ tiết kiệm và vay vốn.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cũng cho biết, trong thời gian tới, các cấp Hội Nông dân cả nước sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng công tác nhận ủy thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ ủy thác cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân chung về cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 10%. Đồng thời đạt mục tiêu 100% tổ tiết kiệm và vay vốn có hoạt động tự nguyện, cùng với tỷ lệ thành viên tham gia gửi tiết kiệm tự nguyện đạt 95% trở lên.
Qua đó, Hội cũng đề nghị Thủ tướng chính phủ điều chỉnh, nâng mức vay tối đa các chương trình tín dụng chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (từ 4 triệu đồng lên 10 triệu đồng/công trình); chương trình cho vay làm nhà ở cho hộ nghèo (từ 8 triệu đồng/hộ lên 15 triệu đồng/hộ). Phía Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác xem xét, điều chỉnh nội dung công việc cho các hội, đoàn thể hợp lý hơn.
Theo số liệu báo cáo tại hội nghị tổng kết, nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thời kỳ 2005-2010 từ 22% xuống còn 9,45%; giảm trong thời kỳ 2011-2012 từ 14,2% xuống còn 10%. |
Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD)  (24/05/2013)
Hội nghị chính sách an ninh diễn đàn khu vực ASEAN  (24/05/2013)
Châu phi đang vươn lên mạnh mẽ  (24/05/2013)
Lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương và Tạp chí Cộng sản  (24/05/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên