Châu phi đang vươn lên mạnh mẽ
22:06, ngày 24-05-2013
TCCSĐT - Hằng năm vào ngày 25-5, toàn thể các quốc gia thành viên Liên minh châu Phi (AU) đều tưng bừng tổ chức “Ngày châu Phi”, kỷ niệm ngày thành lập Liên minh Thống nhất châu Phi (OAU), tổ chức tiền thân của AU. “Ngày châu Phi” không chỉ là dịp các nước biểu thị tình đoàn kết thống nhất toàn châu lục mà còn nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống của các dân tộc châu Phi.
Mục tiêu thiết thực
Năm mươi năm trước, Liên minh châu Phi (AU) là một tổ chức liên chính phủ bao gồm 53 quốc gia châu Phi (Ma-rốc là nước duy nhất không tham gia), có trụ sở tại A-đi A-bê-ba (Addis Abeba), thủ đô Ê-ti-ô-pi-a (Ethiopia). Tổ chức này được thành lập tháng 9-2002, trên cơ sở kế thừa Liên minh Thống nhất châu Phi (OAU - được thành lập 25-5-1963). Hiến chương của OAU lúc đó nêu rõ mục đích của tổ thức là tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế, củng cố đoàn kết các nước châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, thống nhất đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia châu Phi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống của các dân tộc tại châu lục.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Nam Phi năm 2002, theo sáng kiến của Tổng thống đương thời nước Cộng hòa Li-bi lúc bấy giờ là ông Mu-a-mơ Ca-đa-phi (Muammar Gadhafi), đã chấm dứt sự tồn tại của OAU và đánh dấu sự ra đời của Liên minh châu Phi (African Union - AU). Mục tiêu của AU là giúp các nước trong châu lục phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chống bệnh tật, giải quyết xung đột. Tuy không “kêu” và không “to tát” như của tổ chức tiền thân nhưng những mục tiêu đó lại rất thiết thực và cụ thể nên được toàn thể các thành viên AU hoàn toàn nhất trí thông qua.
Cơ quan cao nhất là Hội đồng những người đứng đầu nhà nước và chính phủ; các cơ quan khác gồm: Hội đồng Chấp hành, Ủy ban Đại diện thường trực, Quốc hội toàn châu Phi, Hội đồng Văn hóa - Xã hội và các Ủy ban kỹ thuật đặc biệt. Cơ cấu và phương thức hoạt động của AU tuy có những đổi mới so với OAU song vẫn lấy ngày 25-5 hằng năm làm “Ngày châu Phi”, để ghi nhớ sự ra đời của AU trên cơ sở OAU.
Triển vọng của châu Phi
“Báo cáo 2013 về khả năng cạnh tranh của châu Phi” do Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) phối hợp soạn thảo, được công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới về châu Phi lần thứ 23 (Diễn đàn 23), tổ chức tại thành phố Kếp Thao (Cape Town), Nam Phi, từ ngày 8 đến ngày 10-5-2013 đã khẳng định những tiềm lực to lớn, sức cạnh tranh đang vươn lên mạnh mẽ của “lục địa đen”. Với hơn 1.000 đại biểu tham dự Diễn đàn, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo quốc gia và đại diện của các thể chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế và các tổ chức xã hội từ khắp nơi trên thế giới và châu Phi, “Diễn đàn 23” được xem là cơ hội để các nước châu Phi thể hiện với các nhà đầu tư về những lợi thế cạnh tranh của mình, đồng thời khẳng định việc tăng cường hội nhập khu vực và phát triển hệ thống hạ tầng - hai nhân tố quan trọng nhất tạo dựng bàn đạp cho sự phát triển châu lục.
Đánh giá mức độ tác động của sự hợp tác giữa châu Phi với khối BRICS (gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đối với khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế tại châu lục, các đại biểu tham dự “Diễn đàn 23” nhận định: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 5%-6% trong năm nay, châu lục từng bị đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh tàn phá đang vươn lên mạnh mẽ. Theo WB, hiện có gần một nửa trong số 54 quốc gia châu Phi đã đạt được mức thu nhập trung bình. Năm 2012, châu Phi đã có khoảng 65 triệu người có mức thu nhập trên 3.000 USD/năm. Con số này sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2015. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Đề nghị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đưa ra tại Diễn đàn về thiết lập một công cụ cho phép các Ngân hàng Trung ương châu Phi đầu tư vào các Ngân hàng Dự trữ của châu lục được coi là một trong những vấn đề “nóng”, thu hút đông đảo người tham gia. Bởi đây được coi là yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, giúp các nước tăng cường tự chủ, hóa giải các rào cản mà suốt nhiều thế kỷ qua đã cản trở và trói buộc sự phát triển của châu lục.
Chủ tịch Ủy ban châu Phi của AU, bà Nơ-cô-xa-da-na Đla-mi-ni Giu-ma (Nkosazana Dlamini-Zuma, cựu Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi), bày tỏ tin tưởng, châu lục có thể đạt mức tăng trưởng cao, nếu giải quyết được những thách thức lớn, như tình trạng xung đột đã tàn phá châu lục trong suốt thời gian dài. Bà cho rằng cần phải tăng cường đầu tư trước hết cho con người, thông qua việc cải thiện hệ thống giáo dục, y tế và nâng cao kỹ năng cho người dân, bởi đây là nguồn tài sản lớn nhất cho phát triển. Theo bà N.D. Du-ma, một trong những thế mạnh của châu Phi là nông nghiệp. Nếu tận dụng hết nguồn tài nguyên về nông nghiệp, châu Phi có thể cung cấp đủ lương thực cho phần lớn thế giới. Còn Tổng thống Kê-ni-a, ông U-hu-ru Kê-ni-át-ta (Uhuru Kenyatta) nhấn mạnh sự cần thiết phải dỡ bỏ những rào cản đang cản trở hoạt động buôn bán giữa các nước, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư. Ông hy vọng rằng trong tương lai, những tổ chức thương mại tại lục địa sẽ liên kết chặt chẽ với nhau và vùng Đông Phi sẽ có một đồng tiền chung. Theo ông, trước hết phải huy động các nguồn nội lực của châu Phi, hơn là dựa chủ yếu vào viện trợ nước ngoài.
Theo dự báo của IMF, năm 2013, châu Phi vẫn sẽ duy trì được mức tăng trưởng từ 5%- 6%, nhờ giá dầu thô vẫn giữ ở mức cao và một phần do tiêu dùng trong nước tăng. Trong số 20 nước trên thế giới dự báo có mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2013 - 2017, thì châu Phi có tới 13 đại diện, đó là: Li-bi, Ghi-nê, Nam Xu-đăng, Ru-an-đa, Gam-bi-a, Cốt-đi-voa, Gha-na, Dăm-bi-a, Mô-dăm-bích, Công-gô, Tan-da-ni-a, Kê-ni-a và Ê-ti-ô-pi-a, phần lớn trong số này là các quốc gia có tiềm năng dầu lửa. Nền kinh tế của châu Phi sẽ ngày càng phát triển dựa trên nội lực và bớt phụ thuộc vào kinh tế châu Âu. Tình hình chính trị đang dần dần ổn định trở lại và môi trường kinh doanh được cải thiện.
Về ngoại thương, hiện tỷ trọng của châu Phi trong trao đổi thương mại với thế giới vẫn còn khá thấp, khoảng 3,2% năm 2011. Tuy nhiên quan hệ thương mại với các nước châu Á đang ngày càng phát triển. Các nước xuất khẩu lớn nhất ở châu Phi gồm có Ni-giê-ri-a, Nam Phi, An-giê-ri với kim ngạch trung bình từ 75 tỷ USD trở lên. Các nước nhập khẩu lớn nhất châu lục là Nam Phi, Ai Cập và Ni-giê-ri-a với kim ngạch từ 55 tỷ USD trở lên. Đây cũng là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại châu Phi trong những năm qua.
Phục hưng châu Phi
Năm nay kỷ niệm “Ngày châu Phi” lần thứ 50 (25-5-1963 - 25-5-2013), trên toàn châu Phi đã và đang dấy lên một chủ đề lớn “Chủ nghĩa Liên châu Phi và Phục hưng châu Phi”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 20, với sự tham dự của 36 nhà lãnh đạo đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước châu lục (cuối tháng 1-2013, tại A-đi A-bê-ba (Addis Ababa), thủ đô của Ê-ti-ô-pi-a), ông Thô-mát Y-ay-i Bô-ni (Thomat Yayi Boni) Tổng thống Bê-nanh, Chủ tịch AU nhiệm kỳ 2012 - 2013 đã chính thức tuyên bố chủ đề này. Ông Y. Bô-ni kêu gọi toàn thể các quốc gia châu Phi cần phải tăng cường đoàn kết, tập trung giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Cộng hòa dân chủ Công-gô, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Ma-li, Cộng hòa Xu-đăng, Nam Xu-đăng và Xô-ma-li.
Chủ tịch Ủy ban AU N. Đla-mi-ni Du-ma, nhấn mạnh rằng, muốn phục hưng châu Phi, muốn châu Phi phát triển và thịnh vượng, trước hết phải bảo đảm được hòa bình và an ninh. Không có hòa bình, cuộc sống không an ninh thì không một quốc gia nào có thể phát triển. Cuộc giao tranh triền miên ở Ma-li, cuộc xung đột vũ trang ở các nước Bắc Phi và nhiều nơi khác đang có nguy cơ lôi cuốn “lục địa đen” vào những cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Bà Đ. Du-ma khẳng định, khi nào châu Phi còn chưa dập tắt được những “lò lửa âm ỉ”, hay hóa giải được những “thùng thuốc súng” đó, thì chưa thể “Phục hưng châu Phi”. Và như thế có nghĩa là châu Phi vẫn bị giam cầm trong nghèo khó, vẫn tụt hậu so với thế giới. Một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với châu Phi trong thời gian gần đây chính là các băng đảng Hồi giáo cực đoan. Chúng bị trấn áp và kiềm chế ở các khu vực Trung Đông, Nam Á, đang dịch chuyển và lan sang châu Phi, đặc biệt tới Xô-ma-li và Ê-ti-ô-pi-a. Theo lời Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Gian Ê-li-át-sơn (Jan Eliasson), mấy năm gần đây, trong cuộc chiến đấu chống những phần tử Hồi giáo cực đoan ở Xô-ma-li đã có ít nhất hơn 3.000 binh sĩ của AU hy sinh. Với sự trả giá đau sót đó, các lực lượng Liên minh châu Phi đã đẩy lùi nhóm chủ chiến An Sa-báp (al-Shabab) ra khỏi các thị trấn và thành phố ở miền nam Xô-ma-li, nơi chúng từng kiểm soát trước đây. Tuy nhiên, cuộc chiến ở khu vực này chưa thể chấm dứt hoàn toàn bởi chưa xóa được nguyên nhân cơ bản.
Mặc dù năm 2010 châu Phi được coi là “Năm hòa bình và an ninh”. Thế nhưng, từ năm 2011 đến nay, những biến động chính trị - xã hội liên tiếp xảy ra như hiệu ứng Đô-mi-nô tại Trung Đông, Bắc Phi, rồi Tây Phi và cuối cùng là sự ra đời nhà nước mới Nam Xu-đăng, tách khỏi Cộng hòa Xu-đăng. Sự kiện Nam Xu-đăng trở thành quốc gia thành viên Liên hợp quốc thứ 193 có mặt đáng mừng là đáp ứng nguyện vọng nhiều năm nay của người dân châu Phi hướng tới một xã hội dân chủ hơn. Nhưng mặt khác cũng buộc họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức về an ninh - chính trị, một “điểm nóng” phải mất nhiều năm nữa mới có thể ổn định được. Trong khi đó, tại khu vực Bắc Phi “Mùa xuân A-rập” khởi nguồn từ cuộc “Cách mạng Hoa nhài” ở Tuy-ni-di đã liên tiếp châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ tại các nước A-rập Trung Đông và Bắc Phi như: Li-bi, An-giê-ri, Gióoc-đa-ni, Y-ê-men, Ba-ranh, A-râp Xê-út, Mô-ri-ta-ni, Ô-man, Xu-đăng, Ma-rốc, Xy-ri… trở thành một làn sóng mạnh mẽ lan nhanh, rung động cả thế giới A-rập và nhiều nước châu Phi. Chính vì vậy, năm 2011 được coi là năm “Mùa xuân A-rập” đối với khu vực Bắc Phi và Trung Đông.
Tại Ai Cập, sau khi Tổng thống độc tài Hốt-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) phải từ chức, quyền quản lý đất nước rơi vào tay Tổ chức Anh em Hồi giáo. Nhà nước mới của xứ sở Kim Tự tháp dường như đã được hình thành với niềm tin và hy vọng của người dân. Nhưng ẩn sau đó là một tương lai chính trị còn rất mơ hồ với những tổn thất và suy sụp của nền kinh tế. Sự ra đi của ông H. Mu-ba-rắc không thể chấm dứt ngay những vấn đề “nóng” của Ai Cập, vốn là sản phẩm của hệ thống tham nhũng, trì trệ và áp bức của một hệ thống chính quyền độc tài để lại. Thêm vào đó, nền kinh tế Ai Cập còn bị thiệt hại hàng trăm triệu USD mỗi ngày do khủng hoảng chính trị gây ra.
Sống nghèo khổ trên “đống vàng”
Nguồn tài nguyên thiên nhiên châu Phi rất phong phú, ở đâu trên thế giới có gì, thì tại “lục địa đen” cũng có thể tìm thấy thứ đó. Kiểm kê tài nguyên khoáng sản, ước tính châu lục này có: 9,5% trữ lượng dầu mỏ, 8,2% lượng khí đốt, 90% trữ lượng cô-ban (cobalt), 90% pla-tin (platinum), 50% vàng, 33% u-ra-ni (uranium) của thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều mỏ khoáng sản khác như: sắt, đồng, thiếc, chì, ni-ken, than, quặng bô-xít, man-gan, crôm, ti-tan... Đặc biệt, tại nhiều khu vực châu Phi đã tìm thấy các mỏ kim cương. Mới đây, người ta còn phát hiện được viên kim cương xanh “khổng lồ” 25,5 ca-ra là loại kim cương quý giá nhất, trị giá lên tới gần 10 triệu USD.
Nhiều khu vực châu Phi còn rất hoang sơ, các loại thực vật và động vật gần như “nguyên vẹn”, chưa được khai thác nhiều. Hải sản tập trung ở vùng biển xung quanh châu lục cũng hết sức đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. Lâu nay, người ta thường mệnh danh châu Phi là “lục địa đen”, thực ra chỉ liên tưởng tới màu da người dân ở đó, bởi gần 40 quốc gia tại vùng hạ sa mạc Xa-ha-ra phần lớn là các chủng tộc da đen. Đúng ra, phải gọi châu Phi là “lục địa vàng”, vì nơi đây chính xác là “rừng vàng, biển bạc”. Thế nhưng, cho đến nay người dân châu Phi vẫn chưa được hưởng những thứ thiên nhiên “ban tặng” này.
Trên thực tế, tài nguyên thiên nhiên châu Phi vẫn là thứ “của chìm”, là “tiềm năng kinh tế” chưa được khai thác theo ý nghĩa đầy đủ của từ đó. Tại Dăm-bi-a chẳng hạn, nơi có trữ lượng đồng lớn thứ ba trên thế giới, thế mà đội quân thất nghiệp lên tới 80% dân số trong độ tuổi lao động, trong khi 60% số dân phải chật vật xoay xở miếng ăn với mức sống dưới 1 USD/ngày, bởi vì phần lớn các mỏ đồng vẫn còn nằm im trong lòng đất. Tại Công-gô, những “công nhân khai khoáng” chủ yếu là các thanh thiếu niên gầy nhom, da bọc xương, đen đúa dùng đôi tay trần đào bới khoảng sản cho công ty Glencore, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ và những công ty đồng nghiệp khác. Tình cảnh tại các nước châu Phi láng giềng cũng không hơn gì. Hoàn toàn không phải là ngoa ngoắt khi nói rằng Người châu Phi sống nghèo khổ trên “đống vàng”.
Về nông nghiệp có những đặc thù khác. Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) Giắc-cơ Đi-úp (Jacques Diouf) cho biết, nhiều quốc gia và doanh nghiệp phương Tây đã mua lại nhiều vùng đất rộng lớn màu mỡ của vùng châu Phi hạ Xa-ha-ra để lập các trang trại sản xuất sản phẩm nông nghiệp, hay nhiên liệu sinh học. Họ đã chiếm hàng chục triệu ha đất canh tác với mục đích bảo đảm an ninh lương thực dài hạn cho nhân dân nước họ. Đây chính là hình thức “thực dân kiểu mới”: Các nước nghèo sản xuất lương thực cho các nước giàu, trong khi nhân dân mình lại bị đói. Chính quyền nhiều nước châu Phi hiện nay hoan nghênh và hài lòng với những phi vụ mua bán kiểu này, bởi họ suy nghĩ cái lợi trước mắt là có tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cộng hòa Xu-đăng đang “mời chào” phương Tây vào đầu tư khai thác khoảng 900.000 ha đất canh tác. Chính quyền Tan-da-ni-a cũng đang lôi kéo phương Tây vào nước mình sản xuất nhiên liệu sinh học. Có thể đây là việc làm tốt, nếu đàm phán giữa các đối tác bình đẳng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ trong cuộc chạy đua, tranh giành này, không có chỗ nào dành cho các nhà sản xuất nhỏ và nhân dân bản xứ.
Mùa hè năm ngoái, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma và lãnh đạo các nước G8 đề xướng thành lập “Liên minh mới vì An ninh Lương thực và Dinh dưỡng”, kêu gọi sự đóng góp của 45 công ty đa quốc gia, bao gồm Yara International, Syngenta, Monsanto, Cargill, DuPont, PepsiCo… với cam kết đầu tư tổng cộng 3,5 tỷ USD vào châu Phi. Điều rất hấp dẫn là công ty Yara International đã cam kết sẽ xây dựng một nhà máy phân bón trị giá tới 2 tỷ USD và Syngenta hứa xây dựng một doanh nghiệp chế biến nông sản trị giá 1 tỷ USD trong thập niên tới. Đương nhiên, đây không phải là “chương trình từ thiện” nhằm cải thiện kinh tế và chất lượng cuộc sống cho người dân châu Phi mà đó là những kế hoạch kinh doanh theo đúng “phương thức lãi suất cao” của các ông chủ công ty phương Tây.
Mỹ tăng cường kiểm soát “lục địa đen”
Các cuộc xung đột vũ trang tại châu Phi hiện nay, rõ ràng không phải chỉ vì mâu thuẫn sắc tộc, mà chủ yếu phản ánh chính sách tranh giành tài nguyên của Mỹ và nhiều quốc gia khác đang khao khát nguồn nguyên - nhiên liệu. Biết rõ “lục địa đen” giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới, từ nhiều thập kỷ qua Oa-sinh-tơn đã có chính sách tuyển lựa, nuôi dưỡng và đào tạo những “chính khách trẻ và triển vọng” của các quốc gia châu Phi. Đây sẽ là “lực lượng xung kích” chiếm lĩnh các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở mỗi quốc gia châu Phi. Đương nhiên, các nước khác đang trên “đường đua” cũng có những chính sách tinh vi không kém.
Cách đây 5 năm, Mỹ thành lập cái gọi là “Bộ Chỉ huy châu Phi” (viết tắt là AfriCom) và ngày 1-10-2008 chính thức đi vào hoạt động. Lầu Năm góc cũng đã lên kế hoạch can thiệp quân sự để giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc Ma-li nằm trong tay những đối tượng “Hồi giáo cực đoan”. Oa-sinh-tơn coi Ma-li là “thùng thuốc súng” đe dọa gây bất ổn khu vực. Chính Tổng thống B. Ô-ba-ma rất muốn Quốc hội Mỹ cấp ngân sách để có thể “xử lý điểm nóng” này. Và cuối cùng, họ đã hối thúc “ông bạn vàng” là Pháp nhảy vào. Trong bối cảnh Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bí mật hoạt động khắp nơi trên thế giới, các nhân viên cơ quan này cũng đã làm việc tại hầu hết các nước châu Phi dưới những vỏ bọc nhân viên cơ quan ngoại giao, doanh nhân, nhà báo, thậm chí cả những người làm công tác từ thiện… Lầu Năm góc có kế hoạch trong năm 2013 sẽ cử binh lính Mỹ tới 35 quốc gia châu Phi, trong khi quân đội Mỹ dường như đã hiện diện từ hàng chục năm nay ở 19 nước châu Phi còn lại. Rõ ràng, Oa-sinh-tơn sử dụng AfriCom để chi phối, kiểm soát các nguồn tài nguyên giàu có của “lục địa đen”. Chính họ đã và đang mượn tay người bản xứ, hoặc trực tiếp “ra tay” để bảo đảm tối đa lợi ích của các tập đoàn tư bản Mỹ./.
Năm mươi năm trước, Liên minh châu Phi (AU) là một tổ chức liên chính phủ bao gồm 53 quốc gia châu Phi (Ma-rốc là nước duy nhất không tham gia), có trụ sở tại A-đi A-bê-ba (Addis Abeba), thủ đô Ê-ti-ô-pi-a (Ethiopia). Tổ chức này được thành lập tháng 9-2002, trên cơ sở kế thừa Liên minh Thống nhất châu Phi (OAU - được thành lập 25-5-1963). Hiến chương của OAU lúc đó nêu rõ mục đích của tổ thức là tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế, củng cố đoàn kết các nước châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, thống nhất đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia châu Phi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống của các dân tộc tại châu lục.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Nam Phi năm 2002, theo sáng kiến của Tổng thống đương thời nước Cộng hòa Li-bi lúc bấy giờ là ông Mu-a-mơ Ca-đa-phi (Muammar Gadhafi), đã chấm dứt sự tồn tại của OAU và đánh dấu sự ra đời của Liên minh châu Phi (African Union - AU). Mục tiêu của AU là giúp các nước trong châu lục phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chống bệnh tật, giải quyết xung đột. Tuy không “kêu” và không “to tát” như của tổ chức tiền thân nhưng những mục tiêu đó lại rất thiết thực và cụ thể nên được toàn thể các thành viên AU hoàn toàn nhất trí thông qua.
Cơ quan cao nhất là Hội đồng những người đứng đầu nhà nước và chính phủ; các cơ quan khác gồm: Hội đồng Chấp hành, Ủy ban Đại diện thường trực, Quốc hội toàn châu Phi, Hội đồng Văn hóa - Xã hội và các Ủy ban kỹ thuật đặc biệt. Cơ cấu và phương thức hoạt động của AU tuy có những đổi mới so với OAU song vẫn lấy ngày 25-5 hằng năm làm “Ngày châu Phi”, để ghi nhớ sự ra đời của AU trên cơ sở OAU.
Triển vọng của châu Phi
“Báo cáo 2013 về khả năng cạnh tranh của châu Phi” do Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) phối hợp soạn thảo, được công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới về châu Phi lần thứ 23 (Diễn đàn 23), tổ chức tại thành phố Kếp Thao (Cape Town), Nam Phi, từ ngày 8 đến ngày 10-5-2013 đã khẳng định những tiềm lực to lớn, sức cạnh tranh đang vươn lên mạnh mẽ của “lục địa đen”. Với hơn 1.000 đại biểu tham dự Diễn đàn, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo quốc gia và đại diện của các thể chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế và các tổ chức xã hội từ khắp nơi trên thế giới và châu Phi, “Diễn đàn 23” được xem là cơ hội để các nước châu Phi thể hiện với các nhà đầu tư về những lợi thế cạnh tranh của mình, đồng thời khẳng định việc tăng cường hội nhập khu vực và phát triển hệ thống hạ tầng - hai nhân tố quan trọng nhất tạo dựng bàn đạp cho sự phát triển châu lục.
Đánh giá mức độ tác động của sự hợp tác giữa châu Phi với khối BRICS (gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đối với khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế tại châu lục, các đại biểu tham dự “Diễn đàn 23” nhận định: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 5%-6% trong năm nay, châu lục từng bị đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh tàn phá đang vươn lên mạnh mẽ. Theo WB, hiện có gần một nửa trong số 54 quốc gia châu Phi đã đạt được mức thu nhập trung bình. Năm 2012, châu Phi đã có khoảng 65 triệu người có mức thu nhập trên 3.000 USD/năm. Con số này sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2015. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Đề nghị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đưa ra tại Diễn đàn về thiết lập một công cụ cho phép các Ngân hàng Trung ương châu Phi đầu tư vào các Ngân hàng Dự trữ của châu lục được coi là một trong những vấn đề “nóng”, thu hút đông đảo người tham gia. Bởi đây được coi là yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, giúp các nước tăng cường tự chủ, hóa giải các rào cản mà suốt nhiều thế kỷ qua đã cản trở và trói buộc sự phát triển của châu lục.
Những khu nhà ổ chuột ở châu Phi |
Chủ tịch Ủy ban châu Phi của AU, bà Nơ-cô-xa-da-na Đla-mi-ni Giu-ma (Nkosazana Dlamini-Zuma, cựu Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi), bày tỏ tin tưởng, châu lục có thể đạt mức tăng trưởng cao, nếu giải quyết được những thách thức lớn, như tình trạng xung đột đã tàn phá châu lục trong suốt thời gian dài. Bà cho rằng cần phải tăng cường đầu tư trước hết cho con người, thông qua việc cải thiện hệ thống giáo dục, y tế và nâng cao kỹ năng cho người dân, bởi đây là nguồn tài sản lớn nhất cho phát triển. Theo bà N.D. Du-ma, một trong những thế mạnh của châu Phi là nông nghiệp. Nếu tận dụng hết nguồn tài nguyên về nông nghiệp, châu Phi có thể cung cấp đủ lương thực cho phần lớn thế giới. Còn Tổng thống Kê-ni-a, ông U-hu-ru Kê-ni-át-ta (Uhuru Kenyatta) nhấn mạnh sự cần thiết phải dỡ bỏ những rào cản đang cản trở hoạt động buôn bán giữa các nước, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư. Ông hy vọng rằng trong tương lai, những tổ chức thương mại tại lục địa sẽ liên kết chặt chẽ với nhau và vùng Đông Phi sẽ có một đồng tiền chung. Theo ông, trước hết phải huy động các nguồn nội lực của châu Phi, hơn là dựa chủ yếu vào viện trợ nước ngoài.
Theo dự báo của IMF, năm 2013, châu Phi vẫn sẽ duy trì được mức tăng trưởng từ 5%- 6%, nhờ giá dầu thô vẫn giữ ở mức cao và một phần do tiêu dùng trong nước tăng. Trong số 20 nước trên thế giới dự báo có mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2013 - 2017, thì châu Phi có tới 13 đại diện, đó là: Li-bi, Ghi-nê, Nam Xu-đăng, Ru-an-đa, Gam-bi-a, Cốt-đi-voa, Gha-na, Dăm-bi-a, Mô-dăm-bích, Công-gô, Tan-da-ni-a, Kê-ni-a và Ê-ti-ô-pi-a, phần lớn trong số này là các quốc gia có tiềm năng dầu lửa. Nền kinh tế của châu Phi sẽ ngày càng phát triển dựa trên nội lực và bớt phụ thuộc vào kinh tế châu Âu. Tình hình chính trị đang dần dần ổn định trở lại và môi trường kinh doanh được cải thiện.
Về ngoại thương, hiện tỷ trọng của châu Phi trong trao đổi thương mại với thế giới vẫn còn khá thấp, khoảng 3,2% năm 2011. Tuy nhiên quan hệ thương mại với các nước châu Á đang ngày càng phát triển. Các nước xuất khẩu lớn nhất ở châu Phi gồm có Ni-giê-ri-a, Nam Phi, An-giê-ri với kim ngạch trung bình từ 75 tỷ USD trở lên. Các nước nhập khẩu lớn nhất châu lục là Nam Phi, Ai Cập và Ni-giê-ri-a với kim ngạch từ 55 tỷ USD trở lên. Đây cũng là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại châu Phi trong những năm qua.
Phục hưng châu Phi
Năm nay kỷ niệm “Ngày châu Phi” lần thứ 50 (25-5-1963 - 25-5-2013), trên toàn châu Phi đã và đang dấy lên một chủ đề lớn “Chủ nghĩa Liên châu Phi và Phục hưng châu Phi”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 20, với sự tham dự của 36 nhà lãnh đạo đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước châu lục (cuối tháng 1-2013, tại A-đi A-bê-ba (Addis Ababa), thủ đô của Ê-ti-ô-pi-a), ông Thô-mát Y-ay-i Bô-ni (Thomat Yayi Boni) Tổng thống Bê-nanh, Chủ tịch AU nhiệm kỳ 2012 - 2013 đã chính thức tuyên bố chủ đề này. Ông Y. Bô-ni kêu gọi toàn thể các quốc gia châu Phi cần phải tăng cường đoàn kết, tập trung giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Cộng hòa dân chủ Công-gô, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Ma-li, Cộng hòa Xu-đăng, Nam Xu-đăng và Xô-ma-li.
Chủ tịch Ủy ban AU N. Đla-mi-ni Du-ma, nhấn mạnh rằng, muốn phục hưng châu Phi, muốn châu Phi phát triển và thịnh vượng, trước hết phải bảo đảm được hòa bình và an ninh. Không có hòa bình, cuộc sống không an ninh thì không một quốc gia nào có thể phát triển. Cuộc giao tranh triền miên ở Ma-li, cuộc xung đột vũ trang ở các nước Bắc Phi và nhiều nơi khác đang có nguy cơ lôi cuốn “lục địa đen” vào những cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Bà Đ. Du-ma khẳng định, khi nào châu Phi còn chưa dập tắt được những “lò lửa âm ỉ”, hay hóa giải được những “thùng thuốc súng” đó, thì chưa thể “Phục hưng châu Phi”. Và như thế có nghĩa là châu Phi vẫn bị giam cầm trong nghèo khó, vẫn tụt hậu so với thế giới. Một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với châu Phi trong thời gian gần đây chính là các băng đảng Hồi giáo cực đoan. Chúng bị trấn áp và kiềm chế ở các khu vực Trung Đông, Nam Á, đang dịch chuyển và lan sang châu Phi, đặc biệt tới Xô-ma-li và Ê-ti-ô-pi-a. Theo lời Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Gian Ê-li-át-sơn (Jan Eliasson), mấy năm gần đây, trong cuộc chiến đấu chống những phần tử Hồi giáo cực đoan ở Xô-ma-li đã có ít nhất hơn 3.000 binh sĩ của AU hy sinh. Với sự trả giá đau sót đó, các lực lượng Liên minh châu Phi đã đẩy lùi nhóm chủ chiến An Sa-báp (al-Shabab) ra khỏi các thị trấn và thành phố ở miền nam Xô-ma-li, nơi chúng từng kiểm soát trước đây. Tuy nhiên, cuộc chiến ở khu vực này chưa thể chấm dứt hoàn toàn bởi chưa xóa được nguyên nhân cơ bản.
Mặc dù năm 2010 châu Phi được coi là “Năm hòa bình và an ninh”. Thế nhưng, từ năm 2011 đến nay, những biến động chính trị - xã hội liên tiếp xảy ra như hiệu ứng Đô-mi-nô tại Trung Đông, Bắc Phi, rồi Tây Phi và cuối cùng là sự ra đời nhà nước mới Nam Xu-đăng, tách khỏi Cộng hòa Xu-đăng. Sự kiện Nam Xu-đăng trở thành quốc gia thành viên Liên hợp quốc thứ 193 có mặt đáng mừng là đáp ứng nguyện vọng nhiều năm nay của người dân châu Phi hướng tới một xã hội dân chủ hơn. Nhưng mặt khác cũng buộc họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức về an ninh - chính trị, một “điểm nóng” phải mất nhiều năm nữa mới có thể ổn định được. Trong khi đó, tại khu vực Bắc Phi “Mùa xuân A-rập” khởi nguồn từ cuộc “Cách mạng Hoa nhài” ở Tuy-ni-di đã liên tiếp châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ tại các nước A-rập Trung Đông và Bắc Phi như: Li-bi, An-giê-ri, Gióoc-đa-ni, Y-ê-men, Ba-ranh, A-râp Xê-út, Mô-ri-ta-ni, Ô-man, Xu-đăng, Ma-rốc, Xy-ri… trở thành một làn sóng mạnh mẽ lan nhanh, rung động cả thế giới A-rập và nhiều nước châu Phi. Chính vì vậy, năm 2011 được coi là năm “Mùa xuân A-rập” đối với khu vực Bắc Phi và Trung Đông.
Tại Ai Cập, sau khi Tổng thống độc tài Hốt-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) phải từ chức, quyền quản lý đất nước rơi vào tay Tổ chức Anh em Hồi giáo. Nhà nước mới của xứ sở Kim Tự tháp dường như đã được hình thành với niềm tin và hy vọng của người dân. Nhưng ẩn sau đó là một tương lai chính trị còn rất mơ hồ với những tổn thất và suy sụp của nền kinh tế. Sự ra đi của ông H. Mu-ba-rắc không thể chấm dứt ngay những vấn đề “nóng” của Ai Cập, vốn là sản phẩm của hệ thống tham nhũng, trì trệ và áp bức của một hệ thống chính quyền độc tài để lại. Thêm vào đó, nền kinh tế Ai Cập còn bị thiệt hại hàng trăm triệu USD mỗi ngày do khủng hoảng chính trị gây ra.
Sống nghèo khổ trên “đống vàng”
Nguồn tài nguyên thiên nhiên châu Phi rất phong phú, ở đâu trên thế giới có gì, thì tại “lục địa đen” cũng có thể tìm thấy thứ đó. Kiểm kê tài nguyên khoáng sản, ước tính châu lục này có: 9,5% trữ lượng dầu mỏ, 8,2% lượng khí đốt, 90% trữ lượng cô-ban (cobalt), 90% pla-tin (platinum), 50% vàng, 33% u-ra-ni (uranium) của thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều mỏ khoáng sản khác như: sắt, đồng, thiếc, chì, ni-ken, than, quặng bô-xít, man-gan, crôm, ti-tan... Đặc biệt, tại nhiều khu vực châu Phi đã tìm thấy các mỏ kim cương. Mới đây, người ta còn phát hiện được viên kim cương xanh “khổng lồ” 25,5 ca-ra là loại kim cương quý giá nhất, trị giá lên tới gần 10 triệu USD.
Nhiều khu vực châu Phi còn rất hoang sơ, các loại thực vật và động vật gần như “nguyên vẹn”, chưa được khai thác nhiều. Hải sản tập trung ở vùng biển xung quanh châu lục cũng hết sức đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. Lâu nay, người ta thường mệnh danh châu Phi là “lục địa đen”, thực ra chỉ liên tưởng tới màu da người dân ở đó, bởi gần 40 quốc gia tại vùng hạ sa mạc Xa-ha-ra phần lớn là các chủng tộc da đen. Đúng ra, phải gọi châu Phi là “lục địa vàng”, vì nơi đây chính xác là “rừng vàng, biển bạc”. Thế nhưng, cho đến nay người dân châu Phi vẫn chưa được hưởng những thứ thiên nhiên “ban tặng” này.
Ảnh: Châu Phi là khu vực giàu tài nguyên nhất thế giới. |
Trên thực tế, tài nguyên thiên nhiên châu Phi vẫn là thứ “của chìm”, là “tiềm năng kinh tế” chưa được khai thác theo ý nghĩa đầy đủ của từ đó. Tại Dăm-bi-a chẳng hạn, nơi có trữ lượng đồng lớn thứ ba trên thế giới, thế mà đội quân thất nghiệp lên tới 80% dân số trong độ tuổi lao động, trong khi 60% số dân phải chật vật xoay xở miếng ăn với mức sống dưới 1 USD/ngày, bởi vì phần lớn các mỏ đồng vẫn còn nằm im trong lòng đất. Tại Công-gô, những “công nhân khai khoáng” chủ yếu là các thanh thiếu niên gầy nhom, da bọc xương, đen đúa dùng đôi tay trần đào bới khoảng sản cho công ty Glencore, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ và những công ty đồng nghiệp khác. Tình cảnh tại các nước châu Phi láng giềng cũng không hơn gì. Hoàn toàn không phải là ngoa ngoắt khi nói rằng Người châu Phi sống nghèo khổ trên “đống vàng”.
Về nông nghiệp có những đặc thù khác. Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) Giắc-cơ Đi-úp (Jacques Diouf) cho biết, nhiều quốc gia và doanh nghiệp phương Tây đã mua lại nhiều vùng đất rộng lớn màu mỡ của vùng châu Phi hạ Xa-ha-ra để lập các trang trại sản xuất sản phẩm nông nghiệp, hay nhiên liệu sinh học. Họ đã chiếm hàng chục triệu ha đất canh tác với mục đích bảo đảm an ninh lương thực dài hạn cho nhân dân nước họ. Đây chính là hình thức “thực dân kiểu mới”: Các nước nghèo sản xuất lương thực cho các nước giàu, trong khi nhân dân mình lại bị đói. Chính quyền nhiều nước châu Phi hiện nay hoan nghênh và hài lòng với những phi vụ mua bán kiểu này, bởi họ suy nghĩ cái lợi trước mắt là có tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cộng hòa Xu-đăng đang “mời chào” phương Tây vào đầu tư khai thác khoảng 900.000 ha đất canh tác. Chính quyền Tan-da-ni-a cũng đang lôi kéo phương Tây vào nước mình sản xuất nhiên liệu sinh học. Có thể đây là việc làm tốt, nếu đàm phán giữa các đối tác bình đẳng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ trong cuộc chạy đua, tranh giành này, không có chỗ nào dành cho các nhà sản xuất nhỏ và nhân dân bản xứ.
Mùa hè năm ngoái, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma và lãnh đạo các nước G8 đề xướng thành lập “Liên minh mới vì An ninh Lương thực và Dinh dưỡng”, kêu gọi sự đóng góp của 45 công ty đa quốc gia, bao gồm Yara International, Syngenta, Monsanto, Cargill, DuPont, PepsiCo… với cam kết đầu tư tổng cộng 3,5 tỷ USD vào châu Phi. Điều rất hấp dẫn là công ty Yara International đã cam kết sẽ xây dựng một nhà máy phân bón trị giá tới 2 tỷ USD và Syngenta hứa xây dựng một doanh nghiệp chế biến nông sản trị giá 1 tỷ USD trong thập niên tới. Đương nhiên, đây không phải là “chương trình từ thiện” nhằm cải thiện kinh tế và chất lượng cuộc sống cho người dân châu Phi mà đó là những kế hoạch kinh doanh theo đúng “phương thức lãi suất cao” của các ông chủ công ty phương Tây.
Mỹ tăng cường kiểm soát “lục địa đen”
Các cuộc xung đột vũ trang tại châu Phi hiện nay, rõ ràng không phải chỉ vì mâu thuẫn sắc tộc, mà chủ yếu phản ánh chính sách tranh giành tài nguyên của Mỹ và nhiều quốc gia khác đang khao khát nguồn nguyên - nhiên liệu. Biết rõ “lục địa đen” giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới, từ nhiều thập kỷ qua Oa-sinh-tơn đã có chính sách tuyển lựa, nuôi dưỡng và đào tạo những “chính khách trẻ và triển vọng” của các quốc gia châu Phi. Đây sẽ là “lực lượng xung kích” chiếm lĩnh các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở mỗi quốc gia châu Phi. Đương nhiên, các nước khác đang trên “đường đua” cũng có những chính sách tinh vi không kém.
Cách đây 5 năm, Mỹ thành lập cái gọi là “Bộ Chỉ huy châu Phi” (viết tắt là AfriCom) và ngày 1-10-2008 chính thức đi vào hoạt động. Lầu Năm góc cũng đã lên kế hoạch can thiệp quân sự để giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc Ma-li nằm trong tay những đối tượng “Hồi giáo cực đoan”. Oa-sinh-tơn coi Ma-li là “thùng thuốc súng” đe dọa gây bất ổn khu vực. Chính Tổng thống B. Ô-ba-ma rất muốn Quốc hội Mỹ cấp ngân sách để có thể “xử lý điểm nóng” này. Và cuối cùng, họ đã hối thúc “ông bạn vàng” là Pháp nhảy vào. Trong bối cảnh Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bí mật hoạt động khắp nơi trên thế giới, các nhân viên cơ quan này cũng đã làm việc tại hầu hết các nước châu Phi dưới những vỏ bọc nhân viên cơ quan ngoại giao, doanh nhân, nhà báo, thậm chí cả những người làm công tác từ thiện… Lầu Năm góc có kế hoạch trong năm 2013 sẽ cử binh lính Mỹ tới 35 quốc gia châu Phi, trong khi quân đội Mỹ dường như đã hiện diện từ hàng chục năm nay ở 19 nước châu Phi còn lại. Rõ ràng, Oa-sinh-tơn sử dụng AfriCom để chi phối, kiểm soát các nguồn tài nguyên giàu có của “lục địa đen”. Chính họ đã và đang mượn tay người bản xứ, hoặc trực tiếp “ra tay” để bảo đảm tối đa lợi ích của các tập đoàn tư bản Mỹ./.
Lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương và Tạp chí Cộng sản  (24/05/2013)
Chương trình đi bộ “Hãy hành động - Vì một tương lai Xanh” nhân Ngày Môi trường Thế giới  (24/05/2013)
Một số vấn đề cần quan tâm trong giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị - hành chính  (24/05/2013)
Tiền mất tật mang  (24/05/2013)
Tăng hợp tác Bắc Lào với địa phương Việt Nam  (24/05/2013)
"Triều Tiên sẵn sàng đàm phán giải quyết căng thẳng"  (24/05/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển