Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng như sau:
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam được nhận diện theo các góc độ khác nhau.
Trước hết, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 mới qua 11 tháng đã lập kỷ lục mới, vượt qua kỷ lục cũ đã lập trong cả năm 2011 (6014 nghìn lượt người). So với cùng kỳ năm trước, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm nay đã tăng 11,4%.
Trong điều kiện quốc tế và trong nước như trong năm 2012 này, việc đạt được tốc độ tăng ở mức hai chữ số là kết quả đáng khích lệ và là một trong những kết quả nổi bật trong các ngành, lĩnh vực.
Nếu tháng 12 tới, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng đạt được như tháng 11 (656 nghìn lượt người), thì cả năm nay sẽ đạt xấp xỉ 6,7 triệu lượt người, vượt xa kỷ lục cũ và cao hơn nhiều so với các năm trước đó (2010 đạt 5,05 triệu, 2009 đạt 3,75 triệu, 2008 đạt 4,24 triệu, 2007 đạt 4,23 triệu, 2006 đạt 3,58 triệu,…) khi đó, bình quân 100 dân đã có trên 7 lượt khách quốc tế, cao gấp 5 lần năm 1995, gấp 3 lần năm 2000 và gấp đôi năm 2005.
Tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đạt được ở tất cả các mục đích đến với tốc độ tăng khác nhau.
Lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng tuy tăng thấp hơn tốc độ tăng chung (9,4% so với tăng 11,4%), nhưng lại có số lượng đông nhất (chiếm 60% tổng số). Nếu tháng 12 tới đạt bằng với tháng 11 (400 nghìn lượt người), thì cả năm sẽ đạt 4 triệu lượt người, vượt xa so với kỷ lục 3,65 triệu lượt người của cả năm 2011.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam vì mục đích công việc đứng thứ hai và có tốc độ tăng cao nhất trong các mục đích đến và cao hơn tốc độ tăng chung (tăng 17,1%). Đây là kết quả tích cực, đồng thời cũng là tín hiệu khả quan thể hiện lượng khách quốc tế đến Việt Nam để khảo sát, hoạt động đầu tư, thương mại vẫn được quan tâm bởi tình hình ở Việt Nam đang là thời cơ khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đang giảm sút, việc hợp tác mua lại thuận lợi.
Thời cơ cũng đến bởi từ năm 2012 Việt Nam mở rộng cửa hơn trong lĩnh vực thương mại đối với khu vực và đến năm 2017 trở thành nền kinh tế thị trường theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Lượng người về thăm thân nhân đông thứ 3 (chiếm 17,4% tổng số) và có tốc độ tăng cao thứ hai trong các mục đích đến (tăng 15,5%) và cao hơn tốc độ tăng chung. Đối với Việt Nam đây là một ưu thế do có gần 4 triệu Việt kiều và trên 400 nghìn người làm việc ở nước ngoài. Cùng với lượng người về thăm thân nhân thì lượng kiều hối gửi về Việt Nam liên tục tăng lên, cả năm nay có thể đạt trên 10 tỷ USD, vượt kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 (9 tỷ USD). Nếu tháng 12 tới, lượng người về thăm thân nhân tương đương với tháng 11, thì cả năm nay sẽ đạt 1,16 triệu lượt người, vượt qua kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 (1,01 triệu lượt người).
Khách quốc tế đến vì các mục đích khác (ngoài các mục đích trên, như học tập, chữa bệnh,…) có số lượng ít nhất (329 nghìn lượt người) và tăng thấp nhất (3,5%), nếu như tháng 12 tới đạt bằng với tháng 11 thì cả năm nay sẽ đạt khoảng 361 nghìn lượt người cũng vượt đỉnh điểm của năm 2011 (352 nghìn lượt người).
Đạt được các kết quả như trên do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân quan trọng là Việt Nam là “đất lành chim đậu” bởi có nhiều danh lam thắng cảnh, có sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, thân thiện, mến khách,… Việc đầu tư, việc khắc phục những hạn chế bất cập,… đã đẩy mạnh hơn,…
Lượng ngoại tệ thu được từ khách quốc tế đến Việt Nam năm nay có thể đạt kỷ lục mới: tạm tính với 6,7 triệu lượt người với chi tiêu bình quân 1 lượt khách là 1000 USD, thì năm nay sẽ đạt khoảng 6,7 tỷ USD, tăng gần 1,1 tỷ USD so với mức kỷ lục 5,62 tỷ USD của năm 2011./.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Lễ ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) (30/11/2012)
Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV (30/11/2012)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm