Mười năm Trung Quốc tham gia WTO
TCCSĐT - Trung Quốc trở thành thành viên thứ 142 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào ngày 11-12-2001. Sau 10 năm, sự tham gia của Trung Quốc vào WTO đã làm thay đổi cả Trung Quốc lẫn WTO.
Gia nhập WTO là quyết định chính trị nhạy cảm cả về nội bộ đối với Trung Quốc. Nhưng sau 10 năm, quyết định đó đã tự chứng tỏ tính đúng đắn và có lợi cho Trung Quốc. Tham gia WTO đã tạo ra áp lực cần thiết buộc Trung Quốc phải đẩy mạnh cải cách kinh tế và tăng cường hội nhập kinh tế thế giới. Nhờ đó, Trung Quốc đã vươn lên từ nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đạt khối lượng xuất khẩu nhiều lớn nhất thế giới, tăng gấp 4 lần mức thu nhập bình quân đầu người và tăng gấp 5 lần kim ngạch thương mại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện là 3.200 tỉ USD.
Sự vươn lên về nhiều phương diện đã giúp Trung Quốc trở thành tác nhân quyền lực về chính trị, kinh tế, tài chính và thương mại trên thế giới. Chỉ như thế thôi cũng đã đủ thấy giá trị của việc gia nhập WTO đối với Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành đối tác và thị trường được tranh thủ trên thế giới. Nhưng Trung Quốc cũng đã làm thay đổi cả WTO.
Theo số liệu thống kê, Trung Quốc dẫn đầu danh sách những thành viên WTO bị kiện và khởi kiện nhiều nhất về thương mại, bản quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ mậu dịch bằng những biện pháp phi thuế quan. Những vụ kiện tụng như thế trong WTO đã cản trở sự phát triển chung của tiến trình tự do hoá mậu dịch trong khuôn khổ WTO, hạn chế hiệu lực của những quy định và nguyên tắc chung của WTO và khiến không thể loại trừ được nguy cơ xảy ra bảo hộ mậu dịch cả công khai lẫn trá hình. Với trọng lực về kinh tế và thương mại của mình, Trung Quốc đã làm thay đổi cơ bản tương quan lực lượng và cục diện quan hệ trong WTO, dù sự thay đổi đó theo hướng không đúng như mong muốn của các nước công nghiệp phát triển.
Chiều hướng ấy nhiều khả năng rồi vẫn sẽ được tiếp tục trong thời gian tới. Sự tham gia của Nga vào WTO trong thời điểm không còn xa nữa và sự gia tăng ảnh hưởng của nhóm BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - cũng sẽ dần có tác động tương tự đối với WTO. WTO không thể không bao hàm hết những nền kinh tế lớn và phát triển và vì thế phải chấp nhận khả năng bị thay đổi bởi chính những nền kinh tế thành viên đặc biệt hơn./.
Không để bị động, bất ngờ - tư tưởng chủ động giữ nước của toàn dân tộc  (15/12/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Bưu chính viễn thông Lào  (15/12/2011)
Xây dựng nông thôn mới: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau  (15/12/2011)
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết văn hóa hòa bình, đối ngoại  (14/12/2011)
Nga-EU chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh song phương  (14/12/2011)
Đại biểu băn khoăn về phạm vi Luật chống rửa tiền  (14/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên