Liên hợp quốc thông qua nghị quyết văn hóa hòa bình, đối ngoại
Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định cộng đồng quốc tế cần phát huy những tiềm năng hợp tác hành động để giải quyết các vấn đề hiện đã trở nên quan trọng nhất đối với toàn cầu như biến đổi khí hậu, các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.
Sáng kiến kết hợp y tế toàn cầu và chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi cam kết sử dụng “thấu kính y tế” để đánh giá các quá trình và hành động chính sách đối ngoại. Thông qua cách nhìn mới này, chính sách đối ngoại của các quốc gia tăng thêm giá trị và hỗ trợ các thành tựu y tế toàn cầu. Mối quan hệ này cần được củng cố nhằm thúc đẩy y tế toàn cầu và phát triển kinh tế xã hội, giảm bất công và đưa lợi ích của toàn cầu hóa đến tất cả mọi người.
Nghị quyết về thúc đẩy Tuyên bố và Chương trình hành động về văn hóa hòa bình khẳng định hòa bình là nền tảng tốt nhất cho phát triển. Trong bối cảnh này, văn hóa hòa bình là tập hợp các giá trị, quan điểm, các mô hình ứng xử và lối sống, bác bỏ bạo lực, thúc đẩy sự khoan dung và đối thoại giữa các cộng đồng khác nhau trong tinh thần tôn trọng sự đa dạng.
Một trật tự thế giới như vậy sẽ thúc đẩy tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Vì vậy, tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh có vai trò quan trọng và cần thúc đẩy các nỗ lực chuyển các ý tưởng này thành hành động xây dựng thế giới hòa bình.
Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng khẳng định cam kết của Liên hợp quốc tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, một chương bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại.
Liên hợp quốc yêu cầu các nước tăng cường giáo dục và thông tin cho các thế hệ hiện nay và trong tương lai về nguyên nhân, hậu quả và bài học từ chế độ nô lệ, đồng thời yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc tiếp tục các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương vào 25-3 hàng năm.
Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định dựng tượng tưởng nhớ các nạn nhân này tại khuôn viên trụ sở Liên hợp quốc tại New York với kinh phí 4,5 triệu USD./.
Nga-EU chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh song phương (14/12/2011)
Đại biểu băn khoăn về phạm vi Luật chống rửa tiền (14/12/2011)
Nâng trách nhiệm trong hợp nhất văn bản pháp luật (14/12/2011)
"Xây dựng Chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế" (14/12/2011)
Đẩy mạnh toàn diện công tác đối ngoại địa phương (14/12/2011)
COP-17 nỗ lực “giải cứu” Trái Đất (14/12/2011)
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Ngoại giao không gian mạng: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi mở đối với Việt Nam
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bảy mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga: Viết tiếp những trang sử vẻ vang và tự hào
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên