Xi-ri – Chính biến trong cục diện khác
Xi-ri không có dầu lửa như Li-bi và cả hai cha con ông Assad đều không có mối quan hệ cá nhân gắn bó với Mỹ và phương Tây như hai nhà lãnh đạo đã bị mất hết chức quyền ở Tuy-ni-di và Ai Cập là ông Ben A-li và ông Hô-xni Mu-ba-răc. Xi-ri cũng không phải là đồng minh chiến lược của Mỹ và phương Tây ở khu vực như I-xra-en, A-rập Xê-út hay Ba-ranh. Nhưng Xi-ri lại có vị thế trong bàn cờ chiến lược chung ở cả khu vực này mà tất cả các nước kia đều không có. Xi-ri còn vướng mắc với I-xra-en về chuyện I-xra-en chiếm đóng cao nguyên Golan và có ảnh hưởng không nhỏ tới lực lượng Hizbollah ở Li-băng cũng như phần nào tới nhóm phái Hamas ở Pa-le-xtin vốn bị I-xra-en coi là kẻ thù và Mỹ coi là tổ chức khủng bố. Xi-ri có quan hệ gắn bó với I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ không thể không lo ngại về Xi-ri trong vấn đề người Cuốc đấu tranh giành độc lập. Xi-ri liên minh hay liên kết với ai đều làm thay đổi đáng kể cán cân lực lượng về chính trị và quân sự an ninh ở cả khu vực, đặc biệt là đều có ảnh hưởng sâu sắc tới diễn biến tình hình chính trị nội bộ và an ninh ở I-xra-en , I-rắc, Li-băng cũng như đều liên quan đến sự trỗi dậy của I-ran.
Mỹ, NATO và những đồng minh chiến lược của họ ở khu vực hiện rất ngần ngại với việc tiến hành chiến tranh ở Xi-ri như đã và đang làm ở Li-bi chính bởi lý do đó. Họ rất muốn có thể chế quyền lực mới ở Xi-ri thân thiện với họ hơn, giúp họ đối đầu hiệu quả hơn với I-ran và Hizbollah ở Li-băng cũng như Hamas ở Pa-le-xtin. Họ không thể hậu thuẫn phe chống đối ở Xi-ri như đã và đang tiếp tục làm ở Ai Cập hay Li-bi vì lực lượng này ở Xi-ri không những không mạnh mà còn không có tổ chức bằng. Càng gây áp lực mạnh với Xi-ri bằng các biện pháp quân sự hay chiến tranh thì nguy cơ lợi bất cập hại đối với họ càng lớn. Duy trì thực trạng hiện tại ở Xi-ri để dần chuyển biến chính trị ở đó là cái ít xấu hơn cả đối với họ trong số tất cả các kịch bản có thể xảy ra. Hơn nữa, Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ không để có bất cứ nghị quyết nào nữa trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để Mỹ và NATO có thể tận dụng và lợi dụng như Nghị quyết số 1973 về Li-bi. Tới đây chưa biết thế nào, nhưng hiện tại thì cả Mỹ lẫn EU và các đồng minh của họ ở khu vực đều trong tình thế khó xử đối với Xi-ri. Họ sẽ tiếp tục gia tăng áp lực về chính trị và ngoại giao đối với Xi-ri, nhưng chưa sớm dám tiến hành chiến tranh ở Xi-ri./.
“Dòng chảy Phương Bắc” đã lan tỏa tới châu Âu  (09/05/2011)
Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố sẽ ra sao trong thời kỳ “hậu Ô-xa-ma Bin La-đen”  (09/05/2011)
Diễn biến mới, cục diện mới  (09/05/2011)
Tại sao châu Âu cần Thổ Nhĩ Kỳ?  (09/05/2011)
Được chăng hay chớ  (09/05/2011)
Dựa láng giềng gần, nhằm đối tác xa  (09/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay