“Dòng chảy Phương Bắc” đã lan tỏa tới châu Âu
Cũng như các chuyến thăm gần đây của những người đứng đầu nước Nga tới các nước châu Âu, nội dung chuyến thăm của Thủ tướng Nga V.Pu-tin lần này tới Đan Mạch và Thụy Điển cũng nhằm hoàn tất các cuộc đàm về cung cấp tài nguyên năng lượng sang thị trường Bắc Âu, sử dụng tuyến vận chuyển đường biển đi qua biển Bắc và khai thác Bắc Cực.
Trong chuyến thăm Đan Mạch của Thủ tướng Nga V.Pu-tin, ngoài kết quả đạt được là hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác về năng lượng và vận tải, người đứng đầu chính phủ Nga đưa ra tuyên bố khẳng định: tuyến đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án “Dòng chảy phương Bắc” đi qua đáy biển Bắc sẽ được hòan thành vào ngày 15-5-2011. Trong tháng 6-2011, tuyến đường ống này sẽ được bơm đầy khí đốt kỹ thuật để vận hành thử và trong 2 tháng 10 và 11-2011, dòng khí của Nga đi qua đường ống của dự án “Dòng chảy phương Bắc” sẽ chính thức được bơm vào thị trường châu Âu.
Như vậy, lần đầu tiên, khí đốt của Nga được cung cấp sang thị trường Đan Mạch với khối lượng đạt tới 2 tỉ mét khối/năm. Trước đây, tuy Nga chưa cung cấp khí đốt cho Đan Mạch nhưng hai bên đã ký kết hợp đồng xây dựng và nhờ nỗ lực thiện chí của từ cả hai phía, việc thực hiện hợp đồng diễn ra nghiêm túc, trôi chảy và nhờ đó dự án “Dòng chảy phương Bắc” đã hoàn thành đúng thời hạn.
Nhân sự kiện quan trọng này, tại cuộc họp báo kết thúc chuyến thăm Đan Mạch, Thủ tướng Nga V.Pu-tin nhận xét: “Tôi cho rằng Nga và Đan Mạch đã kịp thời thực hiện đề án quan trọng này trong bối cảnh khá phức tạp trong lĩnh vực năng lượng của thế giới, đặc biệt là sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản. Rõ ràng là, kể từ nay Nhật Bản sẽ không thể gia tăng phát triển năng lượng hạt nhân và có nghĩa là nhu cầu về dầu mỏ và khí đốt của quốc gia này sẽ ngày càng lớn, trước hết là nhu cầu về khí đốt bởi đây là nguồn năng lượng tương đối sạch nếu xét từ quan điểm môi trường sinh thái. Ý nghĩa quan trọng của việc đề án này được hoàn thành đúng thời hạn còn là do tình hình bất ổn ở Bắc Phi và Trung Đông, trước hết là ở Li-bi, đã làm cho tình hình cung cấp năng lượng trên thế giới thêm xấu đi”.
Thủ tướng Nga V.Pu-tin còn cho rằng: trong tương lai Nga và Đan Mạch sẽ hợp tác để khai thác các mỏ dầu, mỏ khí đốt và các tài nguyên quan trọng khác trên thềm lục địa Bắc Cực. Theo ông, hiện nay Nga và Đan Mạch đang tiến hành các cuộc đàm phán về khả năng các hãng dầu mỏ của Đan Mạch tham gia hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên ở Bắc Cực như xây dựng các công trình hải cảng, các trạm tiếp nhận hàng hóa, chuyên chở sản phẩm khai thác được lên bờ và lắp đặt các hệ thống đường ống.
Thủ tướng Nga V.Pu-tin còn đề cập đến một vấn đề quan trọng khác liên quan tới việc khai thác sử dụng hệ thống đường ống vận chuyển khí đốt “Dòng chảy phương Bắc”. Theo ông, khối lượng chuyên chở khí đốt theo tuyến đường này trong những năm tới sẽ tăng lên 10 lần. Do đó, Nga và Đan Mạch sẽ hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó, có các dự án giao thông, vận tải bởi hiện nay Nga bắt đầu khai thác tuyến đường ống vận chuyển khí đốt đi qua biển Bắc để đưa dòng khí đốt vận chuyển từ châu Âu đi qua Bắc Băng Dương đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một thị trường phát triển năng động nhất thế giới đang rất “đói” năng lượng. Theo Thủ tướng Nga V.Pu-tin, chuyển tàu nước ngoài đầu tiên đi qua tuyến đường này sẽ là tầu thuộc hãng “Meller-Maersk” của Đan Mạch.
Với những kết quả đã đạt được, chuyến thăm của Thủ tướng Nga V.Pu-tin tới Đan Mạch đã đưa quan hệ giữa hai nước phát triển sang một giai đoạn mới có nhiều triển vọng bởi trong những năm qua hai bên chưa đạt được một tiến bộ đáng kể nào trong quan hệ song phương. Đan Mạch có thể là đối tác cạnh tranh với Na-uy, Thuỵ Điển và Phần Lan trong lĩnh vực cung cấp công nghệ để thực hiện các đề án năng lượng ở phía bắc châu Âu.
Đến Thuỵ Điển, Thủ tướng Nga V.Pu-tin đã ký với người đồng cấp “Tuyên bố về đối tác nhằm mục đích hiện đại hóa”. Kết quả cụ thể của chuyến thăm là hãng công nghiệp hàng đầu thế giới của Thuỵ Điển “Erisson” sẽ hoạt động tại “Thung lũng Si-li-con” của Nga.
Thủ tướng Nga V.Pu-tin tới thăm Đan Mạch và Thuỵ Điển lần này trong bối cảnh tình hình Li-bi-một quốc gia cung cấp năng lượng hàng đầu sang các nước châu Âu-đang lâm vào một cuộc khủng hỏang chính trị tồi tệ nhất. Do đó, các bên không thể không đề cập tới tình hình quốc tế cùng quan tâm.
Tại một cuộc họp báo nhân kết thúc các cuộc đàm phán giữa Nga và Đan Mạch, đề cập tình hình Li-bi, Thủ tướng Nga V.Pu-tin cho rằng: “Chúng ta hãy nhìn lên bản đồ của khu vực này của thế giới, ở đó chính phủ nhiều nước còn duy trì chế độ quốc vương. Liệu ở đó nền dân chủ có được xây dựng theo mô hình của Đan Mạch hay không? Dĩ nhiên là không. Nói chung, chế độ quốc vương tại đa số các nước ở khu vực này phù hợp với tâm tính của dân chúng cũng như thực tiễn ở các quốc gia đó”.
Người đứng đầu Nhà nước Nga nhận xét: “Ở Li-bi từ lâu đã có mâu thuẫn nội bộ và đã từng dẫn đến xung đột vũ trang. Nhưng dựa trên cơ sở nào, các nước bên ngoài lại can thiệp vào cuộc xung đột vũ trang hiện nay? Vả lại, nhiều chế độ cầm quyền khác trên thế giới cũng không khác gì ở Li-bi. Lẽ nào chúng ta sẽ phải can thiệp vào các cuộc xung đột nội bộ ở đó?./.
Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố sẽ ra sao trong thời kỳ “hậu Ô-xa-ma Bin La-đen”  (09/05/2011)
Diễn biến mới, cục diện mới  (09/05/2011)
Tại sao châu Âu cần Thổ Nhĩ Kỳ?  (09/05/2011)
Được chăng hay chớ  (09/05/2011)
Dựa láng giềng gần, nhằm đối tác xa  (09/05/2011)
Để có một Quốc hội mới thực mạnh  (09/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay