Kết quả kiểm toán Chương trình 135 giai đoạn 2 tại 10 tỉnh
Sáng 30-10, Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Dân tộc đã họp báo công bố kết quả kiểm toán Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn 2), năm 2007. Chương trình 135 giai đoạn 2 do Ủy ban Dân tộc làm cơ quan thường trực gồm các hợp phần:
Tổng nguồn vốn đã đầu tư cho Chương trình 135 trong cả 3 năm (2006-2008) là 7.038 tỉ đồng.
Nguồn vốn cho Chương trình 135 giai đoạn 2 là 3.125 tỉ đồng trong tổng số ngân sách thực hiện chương trình là 12.950 tỉ đồng.
|
- Dự án phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu
- Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng
- Chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
Hiệu quả đạt được của Chương trình 135 giai đoạn 2
Tại buổi họp báo, ông Hà Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết: Việc triển khai Chương trình 135 giai đoạn I (từ năm 1998 đến 2005) đã đem lại sự thay đổi lớn về hạ tầng, giúp nhân dân vùng đặc biệt khó khăn xóa đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình đã góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đời sống đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh, giáo dục, đào tạo, sức khỏe của người dân được chăm lo, kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt. Năm 2007 là năm thứ hai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 - 2010), được triển khai trên địa bàn 1.946 xã vùng III và 3.143 thôn đặc biệt khó khăn của vùng II.
Báo cáo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cũng khẳng định, các công
trình thiết yếu về giao thông, thủy lợi thuộc Chương trình 135 được xây dựng, đi vào hoạt động đã góp phần làm giảm khó khăn trong việc đi lại, cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho nông nghiệp góp phần nâng cao kiến thức cho cán bộ xã, thôn bản.
Những nhóm vấn đề tồn tại cần rút kinh nghiệm, xử lý, khắc phục
Báo cáo kết quả kiểm toán cũng cho thấy có 3 nhóm vấn đề tồn tại của nhiều địa phương triển khai Chương trình 135.
Thứ nhất, trong quản lý chương trình.
Một số địa phương còn thụ động, chưa xây dựng quy hoạch các công trình hạ tầng, kế hoạch đầu tư dài hạn, kế hoạch phân bổ vốn; chưa quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền (huyện, xã), chủ đầu tư trong tạo việc làm cho các hộ nghèo thông qua thực hiện dự án hạ tầng được đầu tư trên địa bàn; chưa tổng hợp được tổng giá trị đóng góp của người dân tham gia vào thực hiện các dự án thuộc Chương trình để tổng hợp vào thu, chi ngân sách. Ban chỉ đạo các cấp chưa kiểm tra chặt chẽ việc xem xét đối tượng thụ hưởng, chưa nắm vững danh sách các hộ nghèo trên địa bàn, làm ảnh hưởng đến mục tiêu đầu tư của Chương trình.
Công tác kiểm tra, giám sát tài chính của Chương trình chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nên đã xảy ra những sai phạm trong quyết toán kinh phí dự án. Việc bố trí vốn của các bộ, ngành trung ương để thực hiện nội dung hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân ...còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình.
Thứ hai, trong việc thực hiện mục tiêu Chương trình
- 91% người dân được biết có Chương trình 135 đầu tư cho xã. - 86% người dân được hỏi ý kiến khi dự án được đầu tư. - 94% người dân cho rằng công trình, dự án của Chương trình 135 được đầu tư là hợp lý. - 95% người dân đánh giá công trình 135 đầu tư sử dụng đúng mục đích. - 70% người dân được tham gia học tập về Chương trình. - 97% người dân cho rằng nên kéo dài thời gian thực hiện Chương trình 135.
Nguồn kinh phí có hạn, việc sử dụng kém hiệu quả, lại bị lãng phí, do nhiều nguyên nhân như chậm phân vốn cho các tiểu dự án; chậm bàn giao công trình; công trình bị xuống cấp nhưng chưa được cấp kinh phí duy tu; việc quản lý, sử dụng và kinh phí của Chương trình còn nhiều bất cập, nên gây lãng phí nguồn vốn. Chẳng hạn, do phân giao vốn chưa kịp thời, không đúng thời vụ, nên một số dự án không hiệu quả. Thí dụ, ở Phú Thọ, chuối trồng sai thời vụ, gây thiệt hại cho người thụ hưởng.
Nhiều nơi, một số công trình hoàn thành bàn giao từ năm 2005, năm 2006, nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng, vì thế có nhiều hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng.
Tỷ lệ giải ngân thuộc dự án đào tạo thấp, số người thực tế tham gia các lớp đào tạo, tập huấn thấp hơn so với dự kiến. Dự án chính sách hỗ trợ các dịch vụ, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luận chưa được trung ương giao kinh phí nên chưa thể triển khai thực hiện.
Thứ ba, việc lập và giao dự toán.
Công tác phân khai, giao kinh phí của một số địa phương cho dự án còn chậm; vẫn còn tình trạng phân bổ dự toán chưa đúng nội dung, đối tượng của Chương trình và các quy định hiện hành.
Thứ tư, vấn đề chấp hành chế độ tài chính trong quản lý và sử dụng kinh phí.
Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế và lập dự toán còn hạn chế, nhiều hồ sơ thiết kế sơ sài, thiếu chi tiết, vì thế trong khi thi công lại phải điều chỉnh gây lãng phí.
Việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân thuộc các công trình xây dựng của Chương trình 135 chưa tốt. Một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc công tác đấu thầu theo quy định của Nhà nước. Công tác nghiệm thu, lập báo cáo quyết tóan, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành chưa thực hiện đúng theo quy định. Việc quyết toán vốn đầu tư còn chậm. Nhiều công trình đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa lập báo cáo hoặc đã lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định nhưng chưa được phê duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền. Một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, hoàn tất việc thanh toán nhưng vẫn chưa thanh lý hợp đồng. Việc sử dụng kinh phí dự án đào tạo không đúng đối tượng, mục đích quy định...
Qua kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý về tài chính 13.767 triệu đồng gồm: thu hồi nộp ngân sách nhà nước, các khoản xuất toán 675 triệu đồng; giảm cấp phát, thanh toán 482 triệu đồng; đề nghị các địa phương bố trí nguồn để hoàn trả vốn cho Chương trình 135: 2.081 triệu đồng; chuyển quyết toán năm sau 10.386 triệu đồng; giảm khác 143 triệu đồng.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xảy ra các sai phạm qua kết quả kiểm toán; thực hiện tốt công tác quản lý tài chính kế toán... đồng thời, kiến nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu hỗ trợ kinh phí để sửa chữa và bảo dưỡng các công trình xây dựng thuộc Chương trình 135 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình đã được đầu tư.
Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ quyết định tăng thêm định mức đầu tư cho Chương trình 135: - Tăng định mức đầu tư cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất từ 120 triệu đồng/xã lên 200 triệu đồng/xã và bố trí đầu tư 30 triệu đồng/thôn đặc biệt khó khăn. - Tăng định mức đầu tư cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng từ 700 triệu đồng/xã lên 800 triệu đồng/xã và bố trí đầu tư 150 triệu đồng/thôn đặc biệt khó khăn. - Tăng định mức đầu tư cho dự án đào tạo nâng cao năng lực từ 40 triệu đồng/xã lên 60 triệu đồng/xã và bố trí đầu tư 15 triệu đồng/thôn đặc biệt khó khăn. - Bố trí 112 tỉ đồng cho duy tu, bảo dưỡng các công trình nhằm đảm bảo tính bền vững của đầu tư. - Bố trí kinh phí thực hiện chiến lược truyền thông của chương trình 135 giai đoạn 2. |
Đảng Cộng sản Ô-xtrây-li-a: Lịch sử và hiện đại  (31/10/2008)
Truông Bồn xanh  (30/10/2008)
Việt Nam là một người bạn gần gũi và hữu nghị của Mông Cổ  (30/10/2008)
Thông cáo số 12 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (30/10/2008)
Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO những thành tựu và thách thức  (30/10/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên