Thông cáo số 24 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII
Ngày 14-11-2008, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.
Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
Trong buổi thảo luận đã có 27 vị đại biểu Quốc hội của 25 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
- Phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự;
- Hình phạt tử hình với nhóm tội phạm tham nhũng;
- Bỏ một số loại tội phạm không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay;
- Việc sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường và trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Định lượng tài sản với các tội phạm kinh tế;
- Việc sửa đổi, bổ sung các nhóm tội để thực hiện các điều ước, công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và gia nhập;
- Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội;
- Quy định tội phạm đối với một số hành vi tham nhũng đã được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc can thiệp trái pháp luật vào việc thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi;
- Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân;
- Việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…
Buổi chiều,
1. Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều khiển phiên họp.
Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật bảo hiểm y tế.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 1, Điều 4, Điều 26, Điều 51 và toàn bộ Luật.
2. Quốc hội thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển phiên họp.
Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 2; Điều 7; Điều 9 và toàn bộ Luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
3. Quốc hội thông qua Luật Thi hành án dân sự
Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật thi hành án dân sự.
Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 13, Điều 18, Điều 30, Điều 61, Điều 115, Điều 121, Điều 173 và toàn bộ Luật.
Tiếp theo, Quốc hội đã nghe Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đọc dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự.
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Nghị quyết về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự.
4. Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh nhiệm kỳ hoạt động 2004-2009 của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp
Quốc hội đã nghe:
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh nhiệm kỳ hoạt động 2004-2009 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh nhiệm kỳ hoạt động 2004-2009 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ Nghị quyết.
Thứ bảy, ngày 15-11-2008, Quốc hội làm việc tại hội trường và họp phiên bế mạc. Phiên bế mạc sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp để cử tri và đồng bào cả nước cùng theo dõi./
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn  (14/11/2008)
Xây dựng đời sống văn hóa ở các khu công nghiệp  (14/11/2008)
Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa, thành thị hóa nông thôn Trung Quốc  (14/11/2008)
Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa, thành thị hóa nông thôn Trung Quốc  (14/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên