Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa, thành thị hóa nông thôn Trung Quốc
Thu hoạch lúa mì tại Trung Quốc
Ảnh: TTXVNN |
Thành thị hóa nông thôn là sự biến đổi to lớn đang diễn ra ở nông thôn Trung Quốc; không những ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng, phương thức kinh doanh, thể chế tổ chức, cấu trúc xã hội ở nông thôn, mà còn liên quan đến chế độ sở hữu. Nó làm cho kinh tế và xã hội của nông thôn phát sinh những thay đổi cơ bản về chuyển biến thể chế, địa vị nông dân, quan niệm, tập quán. Do xử lý những vấn đề này không thỏa đáng, một số địa phương xuất hiện "hình thức" là thành thị, nhưng "thực chất" vẫn là nông thôn với phát sinh sự biến đổi lớn...
Hiện tượng giảm sút thu nhập
Biến đổi phương thức kinh doanh từ việc mất ruộng đất
Ở nông thôn Trung Quốc, tình trạng dân đông, diện tích đất canh tác thu hẹp dần, sản lượng lương thực sụt giảm, mâu thuẫn xã hội gay gắt, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Với chế độ ruộng đất hiện hành, từ việc chuyển nhượng quyền tài sản ruộng đất, người nông dân rất khó có được sự bồi thường hợp lý. Một bộ phận nông dân bị mất đất không có cơ hội tìm được việc làm mới, trong khi ấy, nếu ở lại nông thôn cuộc sống của họ sẽ không được bảo đảm. Đó là vấn đề cần được giải quyết. Để tránh sự bất ổn và chấn động, phòng ngừa số đông nông dân bị mất đất trở thành người lưu lạc, không nghề nghiệp, bị đẩy ra bên lề của xã hội bình thường, nên tuyệt đại bộ phận tổ chức kinh tế tập thể đã chuyển sang chế độ cổ phần. Các hình thức vốn có như hợp tác xã, liên xã hợp tác được thay thế bằng công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn theo chế độ xí nghiệp hiện đại.
Nông dân tách khỏi ruộng đất, hình thức lao động của họ cũng thay đổi: của cải từ ruộng đất đã biến thành tiền; trải qua tích lũy vốn nhất định, họ bắt đầu mở rộng các hoạt động kinh tế khác. Nông dân ở một số vùng giàu có đã tích lũy được số tiền tương đối lớn, trình độ văn hóa tương đối cao, thanh niên nông dân có đầu óc linh hoạt đã nắm vững kỹ thuật. Hình thức đầu tư, kinh doanh và phân phối thu nhập cũng có những thay đổi tương ứng.
Trước đây, vấn đề “tam nông” chủ yếu là vấn đề lương thực. Nay, vấn đề chủ yếu là hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, thông qua “tam hóa” - công nghiệp hóa, thành thị hóa, thị trường hóa; thúc đẩy giải quyết vấn đề “tam nông”. Đó là, dùng kỹ thuật tiên tiến để cải tạo căn bản nông nghiệp và toàn bộ kinh tế nông thôn; thông qua công nghiệp hóa và thành thị hóa, thực hiện chuyển dịch số lượng lớn dân số nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp; thông qua cải cách đưa kinh tế nông thôn vào quỹ đạo thị trường hóa và xã hội hóa thống nhất. Đó là quá trình chuyển biến từng bước từ cơ cấu kinh tế thành thị - nông thôn sang cơ cấu kinh tế xã hội hiện đại.
Hiện nay, trình độ công nghiệp hóa của Trung Quốc không cao, muốn giải quyết vấn đề phát triển nhịp nhàng cần phải đẩy nhanh phát triển công nghiệp nông thôn. Muốn đưa một nước nông nghiệp có lịch sử mấy nghìn năm trở thành nước công nghiệp, vấn đề then chốt là công nghiệp hóa nông thôn.
Thành thị hóa và hiện tượng thiếu việc làm
Do tổng số nhân khẩu Trung Quốc quá lớn, không thể mô phỏng theo con đường công nghiệp hóa thành thị mà các nước phát triển đã trải qua. Cần kết hợp chấn hưng công nghiệp thành thị với phát triển công nghiệp nông thôn. Công nghiệp thành thị và nông thôn được coi là những bộ phận cấu thành của toàn bộ hệ thống lớn của công nghiệp, không chỉ là tiến hành chuyển đổi vật chất và năng lượng với thế giới bên ngoài, mà còn đòi hỏi sự hợp tác và liên hợp sản xuất. Đối với sự phát triển của nông thôn, việc tiến hành phân công hợp tác với công nghiệp thành thị có thể nhanh chóng nâng cao tố chất tổng hợp và đưa vào quỹ đạo sản xuất lớn xã hội hóa, từ đó đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa loại hình mới của Trung Quốc.
Những biến đổi về quản lý hành chính và các vấn đề xã hội phát sinh
Sự đan xen giữa phương thức canh tác cũ của nông nghiệp và công nghiệp tạo ra sự phức tạp trong quản lý hành chính. Chính quyền không chỉ có vai trò điều hành kinh tế nông nghiệp, mà còn phải quản lý cả kinh tế thủ công, thương nghiệp và công nghiệp; không chỉ quản lý các thôn xóm mà còn quản lý các mô hình đô thị. Nhân tố con người trong hệ thống hành chính ở các vùng nông thôn, nhất là cấp hương trấn và cấp thôn trước yêu cầu phải tăng về chất lượng nhưng vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Tình trạng “người địa phương nào quản lý người địa phương đó” vẫn phổ biến từ cấp huyện trở xuống. Bộ máy và phương thức quản lý ở các vùng nông thôn đang công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Trung Quốc hiện nay thực sự là một trong những vấn đề nhức nhối nhất.
Bên cạnh đó, thành thị hóa không phải là quá trình di chuyển dân số nông thôn đến các thành phố một cách đơn giản, mà là sự chuyển biến căn bản về phương thức sản xuất và phương thức sinh hoạt của mấy trăm triệu người. Sự chuyển đổi xã hội có tính căn bản đó sẽ làm cho trình độ văn minh của Trung Quốc được nâng lên rõ rệt. Tuy vậy, mấy năm gần đây, trong tiến trình thành thị hóa, một vấn đề đáng được chú ý là mức tăng dân số thành thị chậm hơn tốc độ mở rộng quy mô đô thị. Đằng sau các quy định của chế độ hộ tịch là những áp lực ở các mặt: những hiện tượng tiêu cực xã hội, sự khủng hoảng do giao thoa văn hóa thành thị - nông thôn, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm dưỡng lão, bảo đảm sinh hoạt thấp nhất, vệ sinh khám chữa bệnh, giáo dục và các công trình hạ tầng đô thị, xây dựng nhà ở và giao thông công cộng v.v.., cũng đặt ra cấp thiết, đòi hỏi phải thích ứng với yêu cầu của tiến trình thành thị hóa.
Những đối sách chủ yếu thúc đẩy phát triển
Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: Để thực hiện những nhiệm vụ hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần phải "ít nhất là 100 năm" và "sự nỗ lực không mệt mỏi của vài, thậm chí là vài chục thế hệ". Nhiệm vụ đó tiếp tục được Đại hội XVII đặt ra như một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là một thách thức của thời kỳ mới. Giải quyết vấn đề "Tam nông" là việc liên quan đến đại cục xây dựng toàn diện xã hội khá giả, phải luôn coi đây là nhiệm vụ trọng điểm của trọng điểm trong công tác của nhiệm kỳ mới. Mục tiêu cơ bản là hình thành cơ chế phát triển tác động nhịp nhàng giữa thành thị và nông thôn với 5 nhóm giải pháp cơ bản:
Một là, đổi mới thể chế thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hóa nông thôn.
Hai là, tích cực đẩy mạnh việc chuyển dịch và mở rộng công nghiệp thành thị ra nông thôn.
Ba là, thực hiện sự phân công hiệp tác hợp lý giữa công nghiệp thành thị và nông thôn, lôi kéo công nghiệp nông thôn vào quỹ đạo sản xuất lớn xã hội hóa.
Bốn là, trong tiến trình công nghiệp hóa nông thôn, đẩy nhanh sự phát triển của thành phố (thị trấn).
Năm là, đẩy mạnh xây dựng luật pháp, pháp quy có liên quan./.
Một mô hình kết hợp hiệu quả giữa văn hóa - thông tin và kinh tế  (14/11/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ thăm chính thức Vê-nê-du-ê-la và tham dự Hội nghị APEC lần thứ 16  (13/11/2008)
Thông cáo số 23 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (13/11/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm