Đào tạo và quản lý nhân lực (Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam)
Thực tế từ lâu đã chỉ ra rằng, những nước đạt được nhiều thành công về kinh tế và phát triển xã hội đa phần đều được quyết định bởi sự vận hành một cách sáng suốt và hiệu quả các chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ. Nhật Bản và Hàn Quốc là những điển hình cho sự thành công này, từ một khu vực bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, tài nguyên nghèo nàn… thì nay các quốc gia nói trên đã trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn trên thế giới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu những thành công của Nhật Bản và Hàn Quốc về đào tạo và quản lý nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa đã phát hành cuốn sách Đào tạo và quản lý nhân lực (Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam) do PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á chủ biên.
Nội dung của cuốn sách gồm 4 chương:
Chương 1: Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp. Nội dung của chương này đề cập đến vai trò của sự phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp; Một số lý thuyết và mô hình phát triển nguồn nhân lực chủ yếu cùng các dẫn chứng thực tiễn.
Chương 2: Một số kinh nghiệm chủ yếu trong việc đào tạo sử dụng và quản lý nhân lực tại các công ty Nhật Bản. Chương này cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục – đào tạo, sử dụng và quản lý nhân lực trong các công ty Nhật Bản; Xu hướng thay đổi chính trong hệ thống quản lý lao động và một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc phát huy và sử dụng nguồn nhân lực tại quốc gia này.
Chương 3: Kinh nghiệm đào tạo, sử dụng và quản lý nhân lực trong các công ty ở Hàn Quốc. Trình bày các vấn đề liên quan đến thực trạng nguồn nhân lực; Giáo dục - đào tạo; Quản lý - sử dụng nguồn nhân lực của Hàn Quốc cùng những bất cập chủ yếu trong quản lý nhân lực và yêu cầu của việc cải cách đổi mới của Hàn Quốc
Chương 4: Một số gợi ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc đào tạo, sử dụng quản lý nhân lực trong công ty hiện nay. Trong chương này, tập trung trình bày thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. So sánh vấn đề đào tạo sử dụng và quản lý nhân lực tại ba quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và rút ra những vấn đề xã hội tiêu biểu liên quan đến lĩnh vực này nhằm đưa ra một số gợi ý có tính thiết thực và hữu ích đối với Việt Nam trong việc đào tạo sử dụng và quản lý nhân lực./.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn  (17/06/2008)
Vai trò lãnh đạo mới của châu Á trong kinh tế thế giới  (16/06/2008)
Nghe dân nói, nói để dân nghe - ghi nhận ở Vĩnh Phúc  (16/06/2008)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên