Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Tập đoàn kinh tế luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ngành và cả nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, vai trò của các tập đoàn kinh tế càng thể hiện rõ thông qua các hoạt động đầu tư, xuất khẩu tư bản, mở rộng thị trường quốc tế. Ở Việt Nam, để bắt kịp với sự phát triển của thị trường quốc tế, chúng ta phải có sự đột phá về kinh tế, mà một trong những điều kiện để đạt được là phải có những tổ hợp kinh doanh mạnh - các tập đoàn kinh tế. Việc xây và phát triển các tập đoàn kinh tế là hệ quả tất yếu của sự tăng trưởng. Tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế có cơ cấu tổ chức, cấu trúc nội tại, mô hình hoạt động rất đa dạng và phức tạp, là công cụ quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ bất ổn định. Con đường hình thành tập đoàn kinh tế cũng không phải duy nhất và không giống nhau giữa các nền kinh tế. Nó là sự phối hợp linh hoạt giữa tích tụ, tập trung tư bản (yếu tố thị trường) với hệ thống kết cấu hạ tầng mềm (vai trò của nhà nước) thuận lợi.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta khẳng định quyết tâm xây dựng các tập đoàn kinh tế bằng nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo ra những “trụ cột” kinh tế, trước hết là tiến hành thí điểm thành lập một số tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Tính đến hết tháng 4-2006, cả nước đã có 105 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về vấn đề này, nhất là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, sinh viên kinh tế..., Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam (Sách chuyên khảo) của TS. Bùi Văn Huyền.
Nội dung cuốn sách không chỉ trình bày tổng quát những vấn đề lý luận, thực tiễn của sự hình thành và phát triển tập đoàn mà còn phân tích thực trạng hoạt động của một số tổ hợp kinh doanh theo hướng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Trên cơ sở những đánh giá một cách khoa học về hoạt động của các tổ hợp kinh doanh đó, tác giả cuốn sách đã đề ra các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam./.
Nâng cao khả năng đề kháng của nền kinh tế  (14/10/2008)
Nâng cao khả năng đề kháng của nền kinh tế  (14/10/2008)
Việt Nam coi giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm  (14/10/2008)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hy Lạp  (14/10/2008)
Khủng hoảng tạo ra trật tự thế giới tài chính mới  (14/10/2008)
Việt Nam – Ố-xtrây-li-a đẩy mạnh hợp tác toàn diện, hiệu quả, thiết thực  (13/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên