Khủng hoảng tạo ra trật tự thế giới tài chính mới
Các nhà kinh tế thế giới nhấn mạnh rằng trái ngược với những cuộc khủng hoảng trước đây, trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra, các thị trường mới nổi ít bị tác động và có sự cân bằng tốt hơn, trong khi nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và các nước Tây Âu lại đang phải vật lộn hết cơn khủng hoảng này đến cơn khủng hoảng khác.
Nhận định trên được đưa ra sau hội nghị thống đốc các ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính của các cường quốc hàng đầu trên thế giới tại thủ đô Oa-sinh-tơn, Mỹ, để tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên toàn cầu.
Ông A-lếch Pa-tơ-lit (Alex Patelis), trưởng bộ phận kinh tế quốc tế của tập đoàn tài chính Merrill Lynch thừa nhận các vai trò đã bị đảo ngược trong nền kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi - vốn là những nhân tố điển hình trong việc tạo ra những rắc rối trong nền kinh tế toàn cầu - nay lại đóng vai trò là những người cho vay. Một trật tự tài chính thế giới mới có thể sẽ sớm diễn ra do những tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tuần trước, bên lề cuộc họp hàng năm giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Oa-sinh-tơn, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hen-ri Pao-xơn (Henry Paulson) cũng đã đưa ra một tín hiệu rõ ràng về một trật tự tài chính thế giới mới.
Theo các nhà phân tích kinh tế, với việc Trung Quốc và các thị trường châu Á khác cung cấp phần lớn lượng tiền mặt để giữ cho nền kinh tế Mỹ ổn định, sự suy thoái kinh tế vừa qua ở Mỹ và châu Âu có thể phát đi một tín hiệu về việc tái cơ cấu một trật tự kinh tế thế giới mới tại những thể chế như WB và IMF.
Chủ tịch WB Rô-bớt Dôi-e-líc (Robert Zoellick) cũng đã ủng hộ một cách mạnh mẽ về một "nhóm điều phối chỉ đạo" lớn hơn bao gồm các quốc gia sẽ thay thế sự thống trị của các cường quốc phương Tây tại WB và IMF.
Các nhà phân tích cho rằng sự nổi lên của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác không có gì là đáng ngạc nhiên. Trong hơn hai thế kỷ qua, Mỹ và châu Âu đã thực hiện bá quyền về văn hóa, chính trị và kinh tế và nay kỷ nguyên đó đang bước vào hồi kết./.
Việt Nam – Ố-xtrây-li-a đẩy mạnh hợp tác toàn diện, hiệu quả, thiết thực  (13/10/2008)
G20 cam kết đối phó với khủng hoảng tài chính  (13/10/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 6-10 đến 12-10-2008)  (13/10/2008)
Nghĩ về một sự kiện 54 năm trước  (13/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay