Ninh Thuận sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển
Ninh Thuận nghèo về tài nguyên, điều kiện địa lý tự nhiên khắc nghiệt nhưng nhân dân giàu truyền thống yêu nước, cách mạng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Ninh Thuận đang phát huy tốt tiềm năng và lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành “điểm sáng” của vùng kinh tế động lực miền Trung và cả nước.
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ; diện tích tự nhiên 3.360km2, diện tích đất nông nghiệp 61.870 ha với 3 dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và ven biển. Dân số toàn tỉnh có 571.133 người, gồm 27 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 23%, chủ yếu là dân tộc Chăm và dân tộc Rag-lai.
Nhìn lại hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; trong những năm tháng cùng chung Đảng bộ với tỉnh Thuận Hải; cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân Ninh Thuận đã đóng góp to lớn cho thành tựu chung của tỉnh. Từ khi tái lập tỉnh ngày 1-4-1992, Đảng bộ Ninh Thuận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả nhất định. Sau 5 năm phấn đấu, trong điều kiện khó khăn và thách thức lớn, nền kinh tế tỉnh tiếp tục phát triển, một số ngành và lĩnh vực tăng khá. Tổng giá trị GDP tăng bình quân hằng năm 6%; bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và trong từng ngành; đưa tổng giá trị GDP đến năm 2000 tăng lên 33% so với năm 1995.
Thời kỳ phát triển 2001 - 2005 có ý nghĩa rất quan trọng trong chặng đường 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ X đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu: "Đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển theo hướng phát huy lợi thế, gắn với thị trường và đi vào chất lượng, tạo nhịp độ tăng trưởng khá và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh. Tăng cường chất lượng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng thêm năng lực sản xuất mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Giảm nhanh hộ nghèo, ổn định và cải thiện mức sống nhân dân. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh".
Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, nền kinh tế đã có bước chuyển biến tương đối toàn diện, tạo ra diện mạo mới trên các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng bình quân 5 năm đạt 8,20% (chỉ tiêu đề ra 7% - 8%); trong đó nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 3,8%, công nghiệp - xây dựng tăng 17,4%, dịch vụ tăng 9,9%. Một số ngành kinh tế quan trọng như chăn nuôi gia súc, công nghiệp chế biến, du lịch và dịch vụ tăng trưởng nhanh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 897 tỉ đồng, tăng 1,8 lần so nhiệm kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 124 triệu USD, vượt 18% so chỉ tiêu. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng 31,5%/năm, bình quân chiếm 48% GDP; thu hút các dự án đầu tư trên các lĩnh vực công nghiệp, du lịch có chuyển biến tiến bộ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch quan trọng. Nông nghiệp giảm từ 52,1% (năm 2000) xuống còn 40,9%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,1% lên 20,1%, dịch vụ từ 35,8% lên 39% (năm 2005). GDP bình quân đầu người từ 2,94 triệu lên 4,68 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2000.
Đặc biệt trong giai đoạn 5 năm (2001 - 2005), Ninh Thuận đã tập trung đi sâu vào khai thác tiềm năng lợi thế, góp phần đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế hằng năm của tỉnh. Ninh Thuận là vùng đất "thiếu mưa, thừa nắng", đây cũng là một lợi thế để tỉnh có những sản phẩm nông nghiệp đặc thù như bông, nho, hành, tỏi, dê, cừu.
Trong nông nghiệp, Ninh Thuận đã phát huy thế mạnh phát triển chăn nuôi; đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại và bán công nghiệp. Tổng đàn gia súc có sừng hiện có trên 200.000 con với chất lượng nguồn giống tốt, thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả phù hợp; quan tâm quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu có quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến như điều, mỳ, ngô lai, mía, bông vải, thuốc lá, nho, cây nem chịu hạn.
Ngành thủy sản Ninh Thuận được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, vì thế tiềm năng lợi thế được đầu tư khai thác; tốc độ tăng trưởng khá; năng lực đánh bắt được đầu tư theo hướng nâng công suất và khai thác vươn xa; sản lượng đánh bắt đạt 44.800 tấn, tăng hơn 16.150 tấn so với năm 2000. Vùng biển Ninh Thuận còn là nơi cung cấp tôm giống chất lượng cao có uy tín trong nước; hằng năm cung cấp ra thị trường khoảng 5 tỉ con giống, chiếm 35% lượng tôm giống cả nước; đáng lưu ý là tỷ lệ sống đạt khoảng 70%, đã được Bộ Thủy sản đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao; ngoài ra còn phát triển nuôi tôm hùm lồng, rong sụn... bước đầu có hiệu quả. Diện tích nuôi tôm thịt tăng 1.700 ha, sản lượng bình quân 5 năm vừa qua tăng gấp 1,7 lần so năm 2000.
Biển Ninh Thuận không chỉ cho nhiều tôm cá, mà còn là một "kho muối" vô tận, là thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho với sản lượng hằng năm từ 150.000 - 180.000 tấn muối công nghiệp và sẽ đạt sản lượng khoảng 230.000 tấn/năm khi dự án muối công nghiệp Quán Thẻ đi vào hoạt động. Cùng với muối công nghiệp, sản phẩm sau muối như thạch cao, nước ót, muối tinh cũng được khai thác, hình thành tổ hợp sản xuất muối công nghiệp và gắn với công nghiệp hóa chất đặt tại Ninh Thuận mà Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị (khóa IX) đã xác định.
Ninh Thuận cũng có nhiều mỏ đá gra-nít lộ thiên với trữ lượng lên đến gần 1 tỉ m3 và theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì Ninh Thuận là một trong số ít địa phương có được nguồn nguyên liệu quý phục vụ công nghiệp xây dựng. Không chỉ có trữ lượng lớn, mà điều đặc biệt là đá của Ninh Thuận chất lượng cao, dễ khai thác, nhiều màu đẹp, đáp ứng thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Hiện tại, tỉnh có 2 dự án đang triển khai với quy mô lớn, công suất giai đoạn đầu trên 400.000m3/năm.
Công nghiệp - xây dựng có nhịp độ tăng trưởng khá, nhiều cơ sở sản xuất mới ra đời như nhà máy tinh bột mỳ, công ty may Tiến Thuận, nhà máy chế biến đá gra-nít hoạt động có hiệu quả; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tỉnh cũng đã được Chính phủ phê duyệt 2 khu công nghiệp Du Long và Phước Nam với diện tích gần 1.000 ha. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 70,8% (năm 2000) lên 78,3% năm 2005. Các ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất muối được tập trung đầu tư tăng năng lực sản xuất, tạo thêm sản phẩm mới; khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đa dạng các sản phẩm truyền thống như: gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, các loại tranh gỗ ghép, thêu ren, mành trúc; các ngành nghề chế biến thủy sản v.v..; hệ thống lưới điện đã được đầu tư đến 100% số thôn trong tỉnh.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của tỉnh. Xây mới chợ Phan Rang, chợ đầu mối Ninh Sơn, Trung tâm thương mại Thanh Hà. Hệ thống giao thông phát triển, các tuyến vận tải được xác lập đến hầu hết các nơi trong tỉnh; năng lực vận tải tăng 9,1% so với năm 2000; chất lượng dịch vụ vận tải có chuyển biến tiến bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Bưu chính - viễn thông phát triển nhanh với mật độ 7,6 máy điện thoại/100 dân; các loại hình phục vụ tiện ích và đa dạng, đáp ứng được yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. Xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 35%/năm; riêng năm 2005, đạt 41 triệu USD, vượt 36,6% so với chỉ tiêu đề ra.
Về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, của tỉnh những năm qua tăng khá và đúng hướng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm là 5.115 tỉ đồng, đạt 48% GDP, vượt chỉ tiêu đề ra và tăng gấp 3,89 lần so giai đoạn 1996 - 2000; trong đó vốn huy động từ các thành phần kinh tế chiếm 48,8%, tăng 4,2 lần so thời kỳ 1996 - 2000. Hệ thống giao thông đã được chú ý đầu tư gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng; 100% xã có đường ô-tô đến các trung tâm xã. Các công trình thủy lợi được ưu tiên đầu tư; trong 5 năm, đã xây dựng 3 hồ chứa nước lớn với tổng dung tích 113 triệu m3; xây dựng các đập ngăn nước nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, đưa diện tích tưới 2 vụ tăng thêm 4.700 ha. Việc thu hút các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong ngoài tỉnh tăng nhanh, với 52 dự án, tổng vốn đăng ký 4.681 tỉ đồng.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ Ninh Thuận đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, giải quyết một số vấn đề cấp bách như giao thông, trường học, y tế, nước sinh hoạt, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi lớn giải quyết vấn đề lưu thông và phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Hình thành, phát triển các vùng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, mì, điều... gắn với các nhà máy chế biến. Chăn nuôi gia súc có sừng phát triển nhanh cả về chất lượng, số lượng, mô hình trang trại phát triển có hiệu quả. Công tác giao rừng gắn bảo vệ rừng từng bước đi vào nền nếp. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào miền núi từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt tập trung chiếm 38%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 30%; tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt 91,1%; bình quân lương thực 300kg/người; một bộ phận đồng bào dân tộc nằm trong vùng dự án xây dựng các công trình thủy lợi lớn được hỗ trợ xây dựng nhà ở khang trang theo quy hoạch; cơ sở vật chất phục vụ dạy, học ngày càng đầu tư nhiều hơn, góp phần nâng cao trình độ dân trí đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó chương trình xóa đói, giảm nghèo kết quả đạt được đáng khích lệ; tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình trong 5 năm vừa qua đạt trên 250 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần so giai đoạn 1996 - 2000; số hộ khá, giàu tăng, hộ nghèo giảm bình quân 2,28%/năm. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được chú trọng; hơn 16.000 người được đào tạo các nghề ngắn, dài hạn, tăng 57% và có trên 53.000 lao động có việc làm, vượt 18,5% so chỉ tiêu đề ra.
Thành tựu mà Ninh Thuận đạt được những năm gần đây là một minh chứng thể hiện ý thức luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường vượt khó vươn lên của toàn Đảng, toàn quân và sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Đó cũng là kết quả của sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì Ninh Thuận vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, trên đường đi tới còn nhiều việc phải làm. Xuất phát điểm nền kinh tế và nguồn thu ngân sách đạt còn thấp, mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu chi hợp lý; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP; thu nhập bình quân đầu người so bình quân thu nhập đầu người của cả nước mới chỉ đạt 55%; kết cấu hạ tầng phát triển ở mức thấp. Tình trạng thiếu và mất cân đối nghiêm trọng về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm quản lý và thị trường để khai thác một cách hiệu quả nhất những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đang là điều trăn trở nhất. Thực tế đòi hỏi và đang đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh phải tập trung huy động và triển khai tốt mọi nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới.
* Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận
Thực hiện Quy chế Dân chủ ở Thái Bình - thành tựu và kinh nghiệm  (17/05/2007)
Quan niệm của C.Mác về văn hóa và vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa  (17/05/2007)
Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện nay  (17/05/2007)
Bảo đảm quyền con người trong thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam  (17/05/2007)
Bảo vệ an ninh văn hóa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế  (17/05/2007)
Tôn giáo Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước  (17/05/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển