Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2009
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2008 đã chịu tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác. Nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp: giá dầu tăng mạnh và giá lương thực leo thang đến tháng 8-2008; khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào tháng 9-2008 và nền kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái.
Trước tình hình lạm phát gia tăng từ quý III/2007, từ tháng 4-2008 Chính phủ đã có bước ngoặt chuyển hướng chính sách từ thúc đẩy tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát. Từ tháng 10-2008, nền kinh tế lại phải gồng mình chống đỡ tác động hết sức tiêu cực của cơn bão khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Một lần nữa, Chính phủ lại chuyển hướng chính sách, tập trung chống suy giảm kinh tế cùng tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Chính sách tiền tệ được nới lỏng dần và từ tháng 12-2008, một gói kích thích kinh tế được chính thức triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội.
Trong bối cảnh có những biến động không thuận của thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2008 đã chậm lại, còn 6,2% so với 8,5% năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000; hơn nữa tăng trưởng quý IV/2008 chỉ đạt 5,7% so với 6,5% của ba quý đầu năm 2008. Dẫu vậy, việc đạt được mức tăng trưởng 6,2% vẫn đáng được ghi nhận, nhất là so với nhiều nước đang phát triển và trong khu vực. Đặc biệt, trong khi tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng sụt giảm đáng kể (6,1% so với 10,2% năm 2007), thì khu vực nông - lâm - thủy sản lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2007 (4,1% so với 3,8%), thể hiện ý nghĩa to lớn của khu vực này trong phát triển đất nước cũng như trong giải quyết các vấn đề xã hội trong tình hình khó khăn.
|
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | |||||
GDP |
7,79 |
8,44 |
8,23 |
8,46 |
6,18 |
Nông-lâm-thủy sản |
4,36 |
4,02 |
3,69 |
3,76 |
4,07 |
Công nghiệp - xây dựng |
10,22 |
10,69 |
10,38 |
10,22 |
6,11 |
Dịch vụ |
7,26 |
8,48 |
8,29 |
8,85 |
7,18 |
Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm | |||||
GDP |
7,79 |
8,44 |
8,23 |
8,46 |
6,18 |
Nông - lâm - thủy sản |
0,92 |
0,82 |
0,72 |
0,70 |
0,73 |
Công nghiệp - xây dựng |
3,93 |
4,21 |
4,17 |
4,19 |
2,54 |
Dịch vụ |
2,94 |
3,42 |
3,34 |
3,57 |
2,90 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Viện NCQLKTTƯ).
Thương mại quốc tế năm 2008 có bước chuyển biến mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 62,7 tỉ USD, tăng 29,1%; tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 80,7 tỉ USD, tăng 28,6% so với năm 2007. Nước ta đã trở thành một nền kinh tế có độ mở cao xét theo tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP (160,7% GDP và 177,5% GDP nếu tính cả thương mại dịch vụ). Tuy nhiên, thương mại dịch vụ chưa thật phát triển, năm 2008 chỉ bằng 10,5% thương mại hàng hóa, mức thấp hơn nhiều tỷ lệ trên 20% của thế giới. Cũng đã bắt đầu xuất hiện xu thế đa dạng hóa mặt hàng để đối phó với rủi ro trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào các nhóm hàng khoáng sản và nông - lâm - thủy sản thô, sơ chế; hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp.
Một đặc trưng của năm 2008 là tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô. Lạm phát leo thang; thâm hụt thương mại hàng hóa và thâm hụt cán cân vãng lai lớn, rủi ro hệ thống tài chính ngân hàng tăng. Tình hình kinh tế vĩ mô đã trở nên ổn định hơn từ tháng 8-2008. Đặc biệt lạm phát giảm nhanh trong quí IV/2008, dẫn đến lạm phát cả năm còn gần 20%, tuy vẫn cao song đã thấp hơn nhiều mức tháng 8-2008.
Tốc độ tăng trưởng giảm đồng nghĩa với tình trạng doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động. Vào tháng 7-2008, tổng số người thất nghiệp ở thành thị tăng 2,7% so với năm 2007, đưa tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị lên 4,7% so với 4,6% năm 2007. Con số người thất nghiệp, mất việc làm và phải giảm giờ làm còn tăng cao hơn nữa trong nửa cuối năm 2008. Hơn nữa, lạm phát cao càng làm giảm thu nhập thực của đa số dân cư và có tác động rất xấu đến nhóm người nghèo, thu nhập thấp.
Vấn đề đảm bảo an sinh xã hội năm 2008 đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Bên cạnh hệ thống chính sách hỗ trợ xã hội có tính thường xuyên, nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực đã được thực hiện nhằm giảm thiểu thiệt hại và khó khăn cho người nghèo, thu nhập thấp và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác. Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ xã hội thường triển khai chậm, không hiếm trường hợp không đúng đối tượng, trong khi lại thiếu những đánh giá về hiệu lực, hiệu quả chương trình.
Những kết quả đáng ghi nhận về kinh tế - xã hội cũng như những khó khăn nền kinh tế phải trải qua trong năm 2008 đã để lại nhiều bài học chính sách sâu sắc.
- Trước hết, hội nhập sâu rộng hơn đem lại nhiều cơ hội to lớn, những cũng đồng nghĩa rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô có thể tăng lên.
- Quyết định mục tiêu chính sách và phản ứng chính sách kịp thời phải dựa trên việc bám sát, cập nhật thông tin cũng như những dự báo/cảnh báo có phân tích.
- Hiệu lực, hiệu quả chính sách còn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các bộ, các cơ quan hữu quan cũng như mối quan hệ thông tin minh bạch, có tính giải trình cao giữa nhà nước với thị trường, công chúng. Những đặc thù riêng của Việt Nam càng đòi hỏi chính sách phải có sự giải trình, rà soát thận trọng và được minh chứng.
- Trong điều kiện Việt Nam, việc kết hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô với các biện pháp vi mô cũng có thể rất cần thiết khi xử lý các vấn đề kinh tế - tài chính “đột ngột” phát sinh theo chiều hướng xấu. Song cũng cần chuẩn bị cả cách thức/lộ trình rút bỏ các biện pháp đó, nhất là các biện pháp có tính hành chính, một cách chu đáo và được giải trình nghiêm túc.
- Các chính sách kinh tế thường khó có tác động cùng chiều, nhất là trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô, đối với các mục tiêu và các nhóm xã hội khác nhau. Chính vì vậy, cần cả sự hỗ trợ đối với người nghèo, nhóm xã hội dễ bị tổn thương và cả ý chí chính trị vượt qua các nhóm trục lợi/nhóm đặc quyền.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái lan rộng toàn cầu, những bài học đó vẫn là những gợi ý có giá trị cho việc lựa chọn mục tiêu chính sách và cách thức thực thi chính sách một cách có hiệu lực và hiệu quả.
Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2009
Năm 2009 là năm thứ ba đánh dấu sự hội nhập khá toàn diện của kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Năm 2009, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết song phương, vùng và các cam kết trong khuôn khổ WTO với tư cách là một thành viên chính thức. Năm 2009 cũng là năm thứ tư triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 với gói chính sách kích cầu trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn tiếp tục bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tòan cầu.
Để làm sáng tỏ nhận định trên, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã tiến hành dự báo một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Việt Nam trong năm 2009. Dự báo dựa trên triển vọng kinh tế thế giới(2) và những tác động tới nền kinh tế Việt Nam cũng như những phân tích diễn biến nội tại nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 có tính tới những điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với các cam kết WTO, khu vực và song phương cũng như chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng kinh tế, giảm bớt tốc độ tăng của lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong bảng 2, một số giả định cụ thể về triển vọng của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam được dùng để xây dựng các kịch bản dự báo kinh tế vĩ mô và mô phỏng chính sách cho năm 2009. Các giả định cho năm 2009 được so với năm 2008.
Kịch bản Cơ bản |
Kịch bản Lạc quan(*) |
Kịch bản bi quan(*) | |
Giả định về mức tăng* |
|||
GDP thực của các đối tác thương mại |
+0,5 |
+1,0 |
+0,0 |
Giá dầu thô thế giới |
-50,0 |
-45,0 |
-60,0 |
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (VNĐ/USD)c |
+5,0 |
+3,0 | |
Cung tiền tệ (M2) |
+25,0 |
+15,0 | |
Kết quả |
|
|
|
GDP (giá 1994) |
4,69 |
5,56 |
3,39 |
Lạm phát (CPI) (mức trung bình) |
9,4 |
8,9 |
8,2 |
Nhịp tăng xuất khẩu (%) |
-12,2 |
-7,2 |
-25,5 |
Chú thích:
· Thương mại trong mô hình được tính theo Hệ thống tài khoản quốc gia.
· * Trong bảng này, chúng tôi chỉ đưa ra một số giả định được sử dụng trong mô hình
· a Các giả định khác không thay đổi, giữ nguyên như trong kịch bản cơ bản; c mức tăng dương (+) nghĩa là phá giá.
Nguồn: Dự báo của Viện NCQLKTTƯ.
Các dự báo của các tổ chức quốc tế cũng cho thấy khả năng tăng trưởng của nền kinh tế của Việt Nam sẽ thấp hơn nhiều mức tăng trưởng của năm 2008. IMF (2009) và WB (2009) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 tương ứng đạt 3,3% và 5,5% so với năm 2008. Dự báo của ADB (2009) và EIU (2009) cũng cho thấy, trong năm 2009, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình, tương ứng, là 4,5%; và 0,3%/năm(3). Như vậy, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 5,5% năm 2009 dường như khó trở thành hiện thực./.
(1) Chính phủ mới đây trong phiên họp vào tháng 4 năm 2009 đã đề nghị điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5% xuống còn 5,5% năm 2009.
(2) Theo đánh giá của World Bank (April, 2009).
(3) Trong mô hình của Viện NCQLKTTW, chúng tôi có đưa vào một số biến số (variables) phản ánh việc thực thi các chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng gần đây của Chính phủ Việt Nam. Chính các chính sách này đã tác động đến nền kinh tế và dẫn đến kết quả dự báo tăng trưởng kinh tế từ Mô hình kinh tế lượng của chúng tôi cao hơn dự báo của các tổ chức quốc tế khác.
Công bố Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2008  (13/05/2009)
Nhìn lại 3 năm thực hiện Quyết định 09 về "Đổi mới công tác tổ chức cán bộ và quản lý cơ sở giáo dục”  (13/05/2009)
Liên hợp quốc thông qua báo cáo nhân quyền của Việt Nam  (13/05/2009)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên