Công bố Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2008
TCCSĐT - Ngày 13-5-2009, tại Hà Nội, trước sự có mặt của nhiều đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí và đại diện các cơ quan liên quan, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã công bố Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2008.
Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2008 được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tiến sĩ Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý trung ương, với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) trong khuôn khổ dự án: “Nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích quốc tế” và đã được sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia đầu ngành thuộc các cơ quan quản lý nhà nước và viện nghiên cứu.
Đây là báo cáo hàng năm của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam, tổng quan những thành tựu đạt được, phân tích những vấn đề tồn tại, những thách thức cần vượt qua và đưa ra dự báo triển vọng tăng trưởng của một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam.
Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2008 nhìn nhận tăng trưởng kinh tế từ cả phía cung và cầu, nhất là các vấn đề liên quan đến đầu tư và thương mại; phân tích diễn biến các chính sách kinh tế vĩ mô, biến động giá cả và cán cân thanh toán quốc tế; đánh giá những biến động về lao động, việc làm và thu nhập trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động như: khủng khoảng tài chính nổ ra trên toàn cầu; khủng khoảng năng lượng, lương thực và sự biến đổi của khí hậu toàn cầu.
Báo cáo đề cập tới những cố gắng của Chính phủ Việt Nam trong công tác điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô trong năm 2008 khi lạm phát gia tăng: như liên tục điều chỉnh chính sách một cách kịp thời từ thúc đẩy tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội đến các chính sách tiền tệ nới lỏng, thực hiện các gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng...
Báo cáo phân tích những vấn đề kinh tế quan trọng trong năm 2008 như tình hình thu hút FDI, mối quan ngại về khả năng hấp thụ nguồn vốn này của Việt Nam, đặc biệt là những rủi ro tiềm ẩn của nguồn vốn khi tập trung vào các lĩnh vực như bất động sản, sân gôn; hiệu quả đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn; khả năng tăng thương mại quốc tế trong điều kiện cơ cấu hàng hóa xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào hàng sơ chế...
Từ những thực tế diễn ra trong năm 2008, Báo cáo rút ra một số bài học kinh nghiệm về chính sách. Đó là, quyết định chính sách và các phản ứng chính sách phải kịp thời; hiệu quả chính sách phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan cũng như hệ thống thông tin minh bạch; cần kết hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô...
Báo cáo kinh tế Việt Nam 2008 cũng đưa ra dự báo về mức tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2009 dựa trên triển vọng kinh tế thế giới, cũng như phân tích những diễn biến nội tại của nền kinh tế Việt Nam, sự cố gắng của Chính phủ trong công tác điều hành nền kinh tế.
Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2008 là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, góp tiếng nói với các cơ quan chính phủ trong việc điều chỉnh các chính sách vĩ mô của Việt Nam một cách hợp lý và có hiệu quả./.
Nhìn lại 3 năm thực hiện Quyết định 09 về "Đổi mới công tác tổ chức cán bộ và quản lý cơ sở giáo dục”  (13/05/2009)
Liên hợp quốc thông qua báo cáo nhân quyền của Việt Nam  (13/05/2009)
Kinh tế Mỹ : Thâm hụt ngân sách khổng lồ  (13/05/2009)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên