Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam xuống còn 12%/năm
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện một số biện pháp:
1. Ban hành các văn bản về điều chỉnh giảm lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và yêu cầu các TCTD thực hiện một số biện pháp về hoạt động tín dụng:
a) Các Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2008:
- Quyết định số 2559/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Theo đó, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất cho vay tối đa của các TCTD bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng giảm từ 19,5%/năm xuống 18%/năm.
- Quyết định số 2561/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng; theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm.
- Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam 1% và bằng ngoại tệ 2% đối với các loại tiền gửi so với các tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND và ngoại tệ quy định tại Quyết định số 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008; cụ thể là:
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng VND: (i) Đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng No&PTNT), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính giảm từ 11% xuống 10% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 5% xuống 4% đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; (ii) Đối với Ngân hàng No&PTNT, lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng VND giảm từ 8% xuống 7% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 4% xuống 3% đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; (iii) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng VND của NHTM cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác giảm từ 4% xuống 3% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên;
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: (i) Đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng No&PTNT), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính giảm từ 11% xuống 9% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 5% xuống 3% đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; (ii) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của Ngân hàng No&PTNT, NHTM cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác giảm từ 10% xuống 8% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 4% xuống 2% đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
b) Ban hành văn bản yêu cầu các TCTD:
- Điều chỉnh lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam, phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đảm bảo khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, nhất là các hộ nông dân sản xuất lúa vụ mùa Đông xuân, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.
- Thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hoá như gạo, xi măng, sắt...
Mục đích của việc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các TCTD đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.
2. Buổi trưa ngày 03-11-2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông báo việc điều chỉnh lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các NHTM Nhà Nước, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. Các ngân hàng này đã triển khai và có báo cáo bước đầu là thực hiện điều chỉnh giảm từ 1 - 1,5% lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng NoPTNTViệt Nam áp dụng lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam các đối tượng ưu tiên theo chính sách khách hàng của mình từ 15-16%/năm, đặc biệt cho vay hộ sản xuất ở địa bàn nông thôn là 15,5%/năm, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 15,9%/năm; Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam các đối tượng ưu tiên theo chính sách khách hàng của mình (lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu...) từ 15-16%/năm./.
Đại hội 10 Công đoàn Việt Nam: Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên  (03/11/2008)
Tình hình thiệt hại do thiên tai  (03/11/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên