An Ninh - ngày ấy, bây giờ...
TCCS - Bảo đảm sự ổn định nông thôn là vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với an ninh quốc gia, thuộc trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, trong đó trực tiếp nhất là cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ sở.
An Ninh ngày ấy...
Sau "sự kiện" trên, đội ngũ cán bộ cấp xã đa số bị xử lý kỷ luật hoặc thuyên chuyển công tác, chỉ còn đồng chí bí thư Đảng ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân xã hiện nay. Trước tình hình của địa phương, trong hai năm 1997, 1998, Đảng bộ và nhân dân xã An Ninh bình tĩnh suy xét, tìm ra nguyên nhân và bàn các biện pháp khắc phục. Một năm 1 tháng 14 ngày là khoảng thời gian hai đoàn thanh tra, kiểm tra xuống làm việc, để tìm ra những nguyên nhân sai sót trong quá trình lãnh đạo, điều hành của xã giai đoạn 1992 - 1996. Kết luận của Đoàn Thanh tra cho thấy, không có cán bộ sai phạm, tham ô, bớt xén tài chính mà chỉ có một số việc chi sai nguyên tắc và thiếu chứng từ quyết toán. Nhìn lại những "sự kiện" đã xảy ra năm 1997, Đảng ủy, Hội đồng nhândân, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể của xã rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu.
Một là, các vụ việc khiếu kiện phải được giải quyết ngay tại địa phương, từ nguyên nhân phát sinh, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phải gắn bảo đảm an ninh nông thôn với thực hiện tốt các chính sách xã hội. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các cán bộ tiêu cực, vi phạm chính sách, pháp luật và cả đối tượng chống đối cực đoan, quá khích, lợi dụng khiếu kiện để nhằm mục đích chính trị và các mục đích khác.
Hai là, nâng cao nhận thức và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn từ việc đề ra các chủ trương, chính sách đến tổ chức thực hiện. Nhìn lại những vụ người dân khiếu kiện cho thấy, có những việc người dân bị các đối tượng quá khích lợi dụng, lôi kéo, song cũng có những vụ người dân đòi hỏi là chính đáng. Phân tích những vụ việc cụ thể đó, Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tìm cách khắc phục những khiếm khuyết từ việc đề ra chủ trương, chính sách, đến tổ chức bộ máy, chỉnh đốn tác phong làm việc và phong cách sống của một số cán bộ cho phù hợp với đờisống và truyền thống ở nôngthôn.
Ba là, phát triển kinh tế phải đi đôi với nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và bảo đảm công bằng cho nhân dân. Thực tế cho thấy, có lúc Đảng ủy và chính quyền, đoàn thể vì quá chú trọng đến phát triển kinh tế coi nhẹ xây dựng đời sống tinh thần của người dân, đã làm cho một số đối tượng vì nhận thức lạc hậu hoặc những yêu cầu lợi ích cá nhân không được đáp ứng nảy sinh bất mãn, không hài lòng với những gì đang diễn ra, gây những hành động quá khích.
Bốn là, củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền. Một số người dân do thiếu niềm tin vào Đảng và chính quyền, do nhận thức hạn chế nên bị người xấu lợi dụng nói xấu chế độ, cán bộ, hám lợi, tin vào những lời hứa hẹn của kẻ quá khích (nếu đi kiện thì sẽ được chia tiền, chia thóc) nên tham gia mà không biết mình bị lôi kéo, lợi dụng.
Năm là, cảm hóa các đối tượng một cách chân thành, hiệu quả, khơi nguồn hướng thiện trong mỗi con người, đánh giá, nhìn nhận họ khách quan, công bằng và tìm mọi cơ hội sử dụng họ. Trước đây, trên địa bàn xã thường có từ 4 - 5 đối tượng khiếu kiện kéo dài, nhưng hiện nay không còn ai.
Sáu là, chú trọng nâng cao công tác tuyên truyền cho người dân về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Trước đây có lúc, có nơi do chủ quan, tự mãn, say sưa với những thành tích đạt được trong lĩnh vực kinh tế mà không chú ý đến công tác tuyên truyền cho người dân, để người dân tự ý thức chia sẻ những khó khăn, hạn chế của địa phương, của làng, xã; chưa khơi dậy được lòng tự hào, yêu quê hương, đất nước của người dân.
... Và bây giờ
Sau 3 năm giải quyết những hậu quả để lại, đến năm 2000, An Ninh bắt đầu ổn định. Giai đoạn 2000 - 2004, Đảng ủy, chính quyền và Mặt trận, đoàn thể dần dần lập lại trật tự, khắc phục hậu quả để đưa các phong trào của xã đi vào ổn định và trong 4 năm gần đây (từ 2005 tới 2008), An Ninh từng bước phát triển đi lên, trở thành đơn vị điểm phát triển toàn diện của huyện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, xây dựng Đảng.
Trong lĩnh vực kinh tế, năm 2008 là xã phát triển nhanh và toàn diện. 100% số diện tích lúa đạt năng suất 118 tạ/ha/năm. Giá trị thu nhập bình quân đạt 50,6 triệu đồng/ha. Mặc dù bệnh dịch xảy ra ở một số địa phương nhưng tại An Ninh, việc chăn nuôi không bị ảnh hưởng do tổ chức tốt việc tiêm phòng bệnh, nên thu nhập từ chăn nuôi đạt 14,6 tỉ đồng, chiếm 34% tỷ trọng trong nông nghiệp. Nuôi trồng thủy sản phát triển đa dạng, đặc biệt vùng thủy sản triều ngoài rộng 43 ha, được tỉnh đầu tư hơn 1 tỉ đồng trong năm 2008 để hoàn thiện hệ thống điện và một số cầu, cống... Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tập trung một số ngành như: cơ khí, mộc, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm... Riêng hai doanh nghiệp: Nhà máy gạch tuy-nen Bến Hái, Công ty Cường Linh - Hoa Đa đã thu hút 100 lao động của xã sản xuất chiếu trúc, kéo sợi ni lông, sản xuất thịt đông lạnh. Trong năm 2008, giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đạt 43,05 tỉ đồng chiếm 43,27%; giá trị thu nhập từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 31,29 tỉ đồng chiếm 31,45%; giá trị từ dịch vụ - thương mại đạt 25,13 tỉ đồng, chiếm 25,28%.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, năm 2008 có 1.880 gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", chiếm 87,2% tổng số hộ toàn xã. Có 5/5 chùa đạt chùa cảnh 4 gương mẫu, 3 tập thể đạt tập thể lao động tiên tiến. Ngành văn hóa thông tin, thể dục thể thao được tặng bằng khen và xếp loại tốt.
Công tác giáo dục - đào tạo phát triển mạnh cả về quy mô trường lớp và chất lượng dạy, học. Các trường lớp đều được xây dựng khang trang, đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hóa giáo dục và phong trào khuyến học từ xã, thôn, làng, dòng họ đến hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng đều đạt kết quả tốt. Cả 3 trường: Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non của xã được xếp loại trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, đứng đầu toàn huyện.
Công tác y tế, giáo dục, kế hoạch hóa gia đình hoạt động đạt kết quả vững chắc. Trong năm 2008, đã khám, tư vấn sức khỏe và điều trị cho 5.564 lượt người, thực hiện tốt, có chất lượng các chương trình, mục tiêu quốc gia. Công tác lao động, bảo hiểm được thực hiện nghiêm túc. Trong toàn xã đề nghị trợ cấp cho 44 hồ sơ ưu đãi giáo dục với 151 triệu đồng, xét đề nghị 22 hồ sơ giám định chất độc da cam, 119 hồ sơ trợ cấp xã hội, 95 hồ sơ trợ cấp cho các cụ già từ 85 tuổi trở lên. Thực hiện tốt việc chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng với số tiền trên 2 tỉ đồng.
Trong lĩnh vực an ninh trật tự, Đảng ủy và chính quyền xã luôn xác định an ninh trật tự là nhiệm vụ chiến lược, quan trọng thường xuyên nắm bắt những diễn biến phức tạp để ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn trên địa bàn xã, bảo đảm an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội phát triển bền vững. Củng cố lực lượng làm công tác an ninh và phối hợp giữa lực lượng công an xã với lực lượng bảo vệ đồng điền, thôn, làng tuần tra, canh gác, bảo vệ tài sản của tập thể và nhân dân. Xây dựng và tổ chức tốt các kế hoạch bảo vệ an ninh, trật tự trong ngày thường cũng như các ngày lễ, tết. Năm 2008, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm 22 vụ việc đúng pháp luật và mang tính giáo dục cao. Ban Công an xã luôn nắm chắc các đối tượng nên có những vụ việc xảy ra chỉ sau hơn 1 tiếng đồng hồ đã tìm ra thủ phạm. Tổ chức tốt, đạt hiệu quả cao "Câu lạc bộ hỗ trợ pháp lý" nên đa số các vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay từ thôn, xóm. Xây dựng hai mô hình điểm "Thôn không có ma túy" và "Tổ tự quản an toàn giao thông".
Trong công tác xây dựng Đảng, mặc dù năm 2008 tình hình trong nước và thế giới biến động phức tạp, tình hình dịch bệnh, sâu bệnh, giá cả thị trường dao động bất thường, tệ nạn xã hội có chiều hướng diễn biến phức tạp đã tác động ít nhiều đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Để khắc phục vấn đề trên, Đảng ủy xã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, băng biển, khẩu hiệu, pa-nô, áp phích, tổ chức học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng , chính sách, pháp luật của Nhà nước. Duy trì nền nếp sinh hoạt, hội họp, phấn đấu thực hiện tốt Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". An Ninh vinh dự được cử đi dự hội nghị sơkết bước 1 về Cuộc vận động này.
Với những cố gắng và thành tích đạt được của Đảng bộ và nhân dân xã An Ninh trên mọi lĩnh vực trong năm 2008, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện đã chấm điểm và xếp loại phong trào xã trong 27 lĩnh vực công tác thì có 5 lĩnh vực dẫn đầu huyện là: Tư pháp, Giáo dục - đào tạo, Mặt trận Tổ quốc, Thống kê, Y tế; còn lại 22 lĩnh vực khác đều xếp loại tốt. An Ninh đạt danh hiệu xã dẫn đầu toàn huyện Quỳnh Phụ năm 2008./.
Ông Mahmoud Ahmadinejad tái đắc cử Tổng thống I-ran  (13/06/2009)
Thông cáo số 19 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (13/06/2009)
Vì sao phải điều chỉnh giá điện ?  (12/06/2009)
Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời đại biểu Quốc hội về bô-xít (bauxite)  (12/06/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 67 (12-6-2009)  (12/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay