Những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội
Sáng 10-3-2009, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị “Triển khai kế hoạch thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm sinh xã hội”. Đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành trong toàn thành phố.
Hội nghị tập trung thảo luận về những khó khăn, thách thức của bối cảnh kinh tế - xã hội năm 2009, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực và cấp bách. Nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, Hội nghị đề cập đến một số mục tiêu và giải pháp cơ bản sau:
- Thực hiện các giải pháp bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế tăng giá 14 mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng sắt, thép, xi - măng, vận tải, phân bón, thuốc chữa bệnh, sữa..., tăng cường kiểm tra nhằm hạn chế hàng nhập lậu và gian lận thương mại; đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Mở rộng tín dụng có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi suất sàn hợp lý, xử lý các vướng mắc về trả nợ vay và tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tổ chức, cá nhân. Rà soát và sửa đổi cho phù hợp thực tiễn về các cơ chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay..., tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Dự kiến, năm 2009, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố sẽ cho vay 100 nghìn tỉ đồng trong chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch mở rộng tín dụng năm 2009, trong đó xác định đối tượng cụ thể, biện pháp áp dụng lãi suất sàn hợp lý, doanh số, số dư cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131 của Chính phủ, Thông tư số 02 và Công văn số 1436 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; bảo đảm hỗ trợ lãi suất, kích cầu qua kênh tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp và cá nhân; tiếp tục thực hiện việc đổi mới các biện pháp mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
- Giám sát chặt chẽ diễn biến trên thị trường tiền tệ, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến trao đổi từ phía khách hàng, đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề nảy sinh.
- Nâng cao chất lượng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng hiện đại. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích và dự báo kinh tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin trong hệ thống ngân hàng.
- Kích cầu tiêu dùng nội địa là một trong những giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Muốn kích cầu tiêu dùng nội địa, nhất thiết phải bảo đảm hàng hóa phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nhất là bảo đảm chất lượng và an toàn. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu và niềm tin của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải tổ chức nghiên cứu thị trường thật sát sao, thường xuyên nắm bắt thông tin về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, từ đó xây dựng các chương trình và định hướng cả ngắn hạn, trung và dài hạn cho sản xuất nội địa nhằm tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Phối hợp tổ chức các chương trình “Liên kết với quận, huyện”, “Liên kết thị trường Bắc - Nam” để tạo kênh giao lưu thương mại hàng hóa lớn giữa các khu vực trong cả nước.
Bên cạnh đó, việc giảm giá thành sản phẩm mà cụ thể là giảm trực tiếp vào giá bán sản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng cũng là một giải pháp quan trọng. Muốn vậy, cần phát triển hạ tầng thương mại, hình thành một hệ thống kinh doanh theo mô hình chuỗi phân phối với các địa điểm kinh doanh được quy hoạch hợp lý, rộng khắp trên thị trường cả nước.
- Thực hiện rà soát, phân loại và tổng hợp người nộp thuế thuộc đối tượng áp dụng quy định tại các Thông tư số 03, 04, 12, 13, 27 để phổ biến chính sách phù hợp với từng đối tượng, trong đó:
+ Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009. Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Gia hạn nộp thuế thu nhập năm 2009 đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC, Thông tư 12/2009/TT-BTC và Công văn số 1326/BTC-CST ngày 4-2-2009.
+ Giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm thuế VAT theo Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22-1-2009.
+ Giãn thời gian nộp thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1-1-2009 đến ngày 31-5-2009 theo Hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 27/2009/TT-BTC ngày 6-2-2009.
- Đối với thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập từ tiền lương, tiền công có nguồn gốc phát sinh từ kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2008 nhưng được chi trả sau ngày 1-1-2009 được áp dụng tính và nộp thuế theo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ, đồng thời thực hiện việc tạm giãn nộp thuế từ ngày 1-1-2009 đến ngày 31-5-2009. Trường hợp đã khấu trừ thuế nhưng chưa nộp ngân sách hoặc đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì cơ quan chi trả thu nhập, cơ quan thuế thực hiện hoàn trả lại tiền thuế cho người nộp thuế. Thủ tục hồ sơ hoàn trả phải đơn giản, nhanh gọn, thời gian hoàn trả tối đa không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 2-3-2009 đến 8-3-2009)  (10/03/2009)
Lễ phát động Chương trình “Điện Biên cất cánh”  (10/03/2009)
Lãi suất huy động tăng nhẹ  (10/03/2009)
Ðộng thái phá băng trong quan hệ Nga và phương Tây  (10/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên