IMF: Phát hiện và dự báo không hiệu quả dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa thừa nhận yếu kém trong việc phát hiện nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; cho rằng, do thiếu sự phối hợp trong quá trình giám sát và đưa ra những thông điệp không hiệu quả đã khiến tổ chức này không phát hiện và cảnh báo kịp thời về nguy cơ bùng nổ khủng hoảng tín dụng, dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng vừa qua.
IMF cũng thừa nhận hành động chưa đủ, nhất là khi các chính phủ làm ngơ trước những nguy cơ IMF cảnh báo.
Trong khi đó, tờ Giải phóng của Pháp số ra ngày 5-3, dẫn nhận định của một số chuyên gia kinh tế thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết, khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay gây những tác động lớn và kéo dài hơn dự báo do IMF đưa ra hồi tháng 1 vừa qua; kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng và quý 1 năm nay có thể là giai đoạn tồi tệ hơn cả. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 8-3, năm 2009, các nước đang phát triển sẽ thiếu hụt về tài chính từ 270 tỉ đến 700 tỉ USD; và các định chế tài chính quốc tế không thể bù đắp sự thiếu hụt này. WB nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến các nước nghèo và đang phát triển khó tiếp cận hơn với các nguồn tài chính cần thiết. Vì vậy, WB kêu gọi các nước phát triển, các thể chế toàn cầu và khu vực tư nhân tăng cường hợp tác. WB dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm ít nhất 5%; sản lượng công nghiệp giữa năm 2009 có thể thấp hơn 15% so cùng kỳ năm 2008; thâm hụt thương mại ở mức lớn nhất trong 80 năm qua. Một báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) dự báo, năm 2009 sẽ có ít nhất 22 triệu phụ nữ châu Á mất việc làm do khủng hoảng kinh tế, chủ yếu là những người làm việc trong khu vực gia công các mặt hàng xuất khẩu, như quần áo, giày dép, thiết bị điện tử, dịch vụ khách sạn, nhà hàng./.
Ðộng thái phá băng trong quan hệ Nga và phương Tây  (10/03/2009)
Việt Nam mong muốn hợp tác sâu rộng với Ca-ta  (10/03/2009)
Một số kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ công chức ở Nhật Bản  (09/03/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhà nước Ca-ta và Cô-oét  (08/03/2009)
Phía Mỹ đánh giá sai lệch tình hình nhân quyền ở Việt Nam  (08/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên