Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển Thủ đô Hà Nội
22:19, ngày 12-11-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phát triển Thủ đô Hà Nội.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2017/NĐ-CP ngày 19-5-2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/2017/NĐ-CP ngày 19-5-2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thu phí cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (nếu có).
Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07-4-2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06-5-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05-4-2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung (hoặc thay thế) Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03-4-2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng".
Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên trong cả nước.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Các văn bản nêu trên các Bộ phải hoàn thành vào tháng 12-2018.
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, xử lý phản ánh của Báo điện tử VietnamPlus
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thông tin về hiện tương cây tiêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên do Báo Điện tử VietnamPlus phản ánh.
Trước đó, ngày 25-10-2018, Báo Điện tử VietnamPlus đăng tải bài viết “Cây tiêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho nông dân Tây Nguyên” thông tin về diện tích tiêu chết do sâu bệnh hại ở khu vực này lên đến hơn 3.200 hécta, gây thiệt hại cho các nông hộ hàng ngàn tỷ đồng.
Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên diện tích tiêu chết hàng loạt đang tăng lên từng ngày, gây thiệt hại lớn cho các nông hộ trồng tiêu.
Thống kê đến ngày 25-10, diện tích tiêu bị chết do sâu bệnh hại gây nên của các tỉnh Tây Nguyên là trên 3.250 ha; trong đó tập trung nhiều nhất là tỉnh Gia Lai, Đắk Nông làm thiệt hại cho các nông hộ hàng ngàn tỷ đồng.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn gần 3.000ha cây hồ tiêu đang nhiễm bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm nên khả năng diện tích tiêu bị chết còn tăng lên…
Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các nông hộ bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng ồ ạt mở rộng diện tích cây hồ tiêu tăng lên gấp nhiều lần so với quy hoạch.
Theo quy hoạch cây tiêu của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 mới đạt 15.000ha, thế nhưng nay đã tăng lên trên 38.616ha. Tỉnh Đắk Nông quy hoạch đến năm 2025 đưa diện tích tiêu tăng lên 13.000ha nhưng nay đã là 36.300ha. Tỉnh Gia Lai quy hoạch đến năm 2020 là 6.000ha nay đã tăng lên gần 16.322ha.
Nghiêm trọng hơn, các nông hộ sản xuất cây hồ tiêu ở Tây Nguyên còn đưa cây hồ tiêu vào trồng trên những vùng đất không thích hợp, thoát nước kém, nhất là những vùng đất dễ bị ngập úng khi có mưa lũ.
Mặt khác, cũng chính chạy theo phong trào nên các nông hộ sử dụng các giống tiêu không rõ nguồn gốc, đầu tư thâm canh quá mức, sử dụng phân hóa học quá liều lượng dẫn đến cây hồ tiêu bị ngộ độc…
Khi giá tiêu hạt rơi xuống thấp, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên không đầu tư chăm sóc đầy đủ làm cho cây hồ tiêu kém phát triển, bị suy kiệt dễ dẫn đến tình trạng vườn cây bị nhiễm sâu bệnh hại làm chết hàng loạt.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển tỉnh Bình Thuận
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển đoạn Phan Thiết - Thuận Quý, tỉnh Bình Thuận.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển đoạn Phan Thiết - Thuận Quý, tỉnh Bình Thuận theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4166/VPCP-CN ngày 08-5-2018. Trong đó, phải bảo đảm trình tự thực hiện và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bình Thuận có bờ biển dài 192km, phong phú cảnh quan thiên nhiên và nhiều điểm di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng. Hệ thống đường giao thông (quốc lộ 1A, quốc lộ 55, tỉnh lộ 719 …) xuyên suốt bờ biển, kết nối các điểm du lịch ven biển với các đô thị, tạo sự thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế địa phương nói chung.
Bãi biển của Bình Thuận vốn đẹp, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp với du lịch MICE (viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm)), du lịch nghiên cứu… Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững các loại hình du lịch. Chính vì thế, UBND tỉnh Bình Thuận luôn chú trọng điều chỉnh quy hoạch các khu vực ven biển; hệ thống hạ tầng giao thông ven biển... gắn với phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội./.
Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07-4-2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06-5-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05-4-2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung (hoặc thay thế) Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03-4-2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng".
Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên trong cả nước.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Các văn bản nêu trên các Bộ phải hoàn thành vào tháng 12-2018.
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, xử lý phản ánh của Báo điện tử VietnamPlus
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thông tin về hiện tương cây tiêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên do Báo Điện tử VietnamPlus phản ánh.
Trước đó, ngày 25-10-2018, Báo Điện tử VietnamPlus đăng tải bài viết “Cây tiêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho nông dân Tây Nguyên” thông tin về diện tích tiêu chết do sâu bệnh hại ở khu vực này lên đến hơn 3.200 hécta, gây thiệt hại cho các nông hộ hàng ngàn tỷ đồng.
Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên diện tích tiêu chết hàng loạt đang tăng lên từng ngày, gây thiệt hại lớn cho các nông hộ trồng tiêu.
Thống kê đến ngày 25-10, diện tích tiêu bị chết do sâu bệnh hại gây nên của các tỉnh Tây Nguyên là trên 3.250 ha; trong đó tập trung nhiều nhất là tỉnh Gia Lai, Đắk Nông làm thiệt hại cho các nông hộ hàng ngàn tỷ đồng.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn gần 3.000ha cây hồ tiêu đang nhiễm bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm nên khả năng diện tích tiêu bị chết còn tăng lên…
Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các nông hộ bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng ồ ạt mở rộng diện tích cây hồ tiêu tăng lên gấp nhiều lần so với quy hoạch.
Theo quy hoạch cây tiêu của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 mới đạt 15.000ha, thế nhưng nay đã tăng lên trên 38.616ha. Tỉnh Đắk Nông quy hoạch đến năm 2025 đưa diện tích tiêu tăng lên 13.000ha nhưng nay đã là 36.300ha. Tỉnh Gia Lai quy hoạch đến năm 2020 là 6.000ha nay đã tăng lên gần 16.322ha.
Nghiêm trọng hơn, các nông hộ sản xuất cây hồ tiêu ở Tây Nguyên còn đưa cây hồ tiêu vào trồng trên những vùng đất không thích hợp, thoát nước kém, nhất là những vùng đất dễ bị ngập úng khi có mưa lũ.
Mặt khác, cũng chính chạy theo phong trào nên các nông hộ sử dụng các giống tiêu không rõ nguồn gốc, đầu tư thâm canh quá mức, sử dụng phân hóa học quá liều lượng dẫn đến cây hồ tiêu bị ngộ độc…
Khi giá tiêu hạt rơi xuống thấp, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên không đầu tư chăm sóc đầy đủ làm cho cây hồ tiêu kém phát triển, bị suy kiệt dễ dẫn đến tình trạng vườn cây bị nhiễm sâu bệnh hại làm chết hàng loạt.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển tỉnh Bình Thuận
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển đoạn Phan Thiết - Thuận Quý, tỉnh Bình Thuận.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển đoạn Phan Thiết - Thuận Quý, tỉnh Bình Thuận theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4166/VPCP-CN ngày 08-5-2018. Trong đó, phải bảo đảm trình tự thực hiện và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bình Thuận có bờ biển dài 192km, phong phú cảnh quan thiên nhiên và nhiều điểm di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng. Hệ thống đường giao thông (quốc lộ 1A, quốc lộ 55, tỉnh lộ 719 …) xuyên suốt bờ biển, kết nối các điểm du lịch ven biển với các đô thị, tạo sự thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế địa phương nói chung.
Bãi biển của Bình Thuận vốn đẹp, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp với du lịch MICE (viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm)), du lịch nghiên cứu… Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững các loại hình du lịch. Chính vì thế, UBND tỉnh Bình Thuận luôn chú trọng điều chỉnh quy hoạch các khu vực ven biển; hệ thống hạ tầng giao thông ven biển... gắn với phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội./.
Quốc hội biểu quyết hai nghị quyết và thảo luận bốn dự án Luật  (12/11/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 05 đến 11-11-2018)  (12/11/2018)
Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ  (12/11/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 05 đến 11-11-2018  (12/11/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay