Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2017 của tỉnh; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08-11-2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25-3-2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 19-7-2012 của HĐND tỉnh về thông qua Chương trình cải cách hành chính tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 3674/QĐ-UBNDngày 22-12-2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Vĩnh Phúc, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2018 của tỉnh, ngày 18-12-2017 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 10130/KH-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.
Với sự vào cuộc tích cực của các ngành, các cấp cùng việc ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, Vĩnh Phúc đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nền hành chính hiện đại, thông thoáng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân hướng tới thực hiện mục tiêu trở thành thành phố văn minh, hiện đại.
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Là một trong những ngành có liên quan trực tiếp tới việc giải quyết các chế độ chính sách cho người dân, những năm qua, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định cải cách hành chính là giải pháp quan trọng và hiệu quả để phục vụ người dân được tốt hơn. Từ năm 2012, Bảo hiểm xã hội tỉnh thành lập bộ phận một cửa, có khoảng gần một triệu hồ sơ được giải quyết qua bộ phận này mỗi năm. Để cải cách thủ hành chính sâu hơn một bước, từ năm 2015, ngoài bộ phận một cửa, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tiếp nhận và trả hồ sơ qua dịch vụ bưu điện và giao dịch điện tử.
Cải cách hành chính trong lĩnh vực ngân hàng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Những nỗ lực cải cách hành chính của Ngân hàng nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ trong nội bộ Chi nhánh mà triển khai trên toàn hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đã góp phần khơi thông dòng vốn ngân hàng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…
Hiện nay 100% thủ tục hành chính về các lĩnh vực ngân hàng được tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” cùng với việc tích cực đổi mới phương thức, lề lối làm việc của cán bộ, công chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch. Trong đó, đa số hồ sơ đã giải quyết trước hạn, không có hồ sơ giải quyết chậm, trả lại…
Chất lượng cải cách hành chính được nâng cao và chuyên nghiệp hơn với việc thực hiện Quy chế xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 từ năm 2014. Theo đó, các phòng chuyên môn rà soát, bổ sung, cập nhập các quy trình thủ tục hành chính, quy trình nội bộ trong trường hợp văn bản quy định về thủ tục hành chính hoặc quy định về công việc nội bộ có liên quan. Việc sửa đổi, bổ sung thay thế và bãi bỏ các quy trình không phù hợp theo Quy chế ISO của Ngân hàng nhà nước được thực hiện đồng bộ.
Tại các phòng tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của cơ quan đã niêm yết công khai danh mục thủ tục hành chính, các mẫu biểu áp dụng để giải quyết hồ sơ hành chính, các khoản thu phí và lệ phí (nếu có) trong các lĩnh vực ngân hàng. Quy trình, thủ tục hành chính, các chủ trương, chế độ chính sách liên quan đến ngân hàng được công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận thông tin liên quan đến thủ tục hành chính, hạn chế đi lại nhiều lần.
Một trong những giải pháp quan trọng được tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng triển khai là thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đến nay, toàn bộ cơ quan, đơn vị ở cả ba cấp với 21 sở, ngành; 9 huyện, thành, thị và 137 xã, phường, thị trấn đã thành lập bộ phận một cửa. Toàn tỉnh có 1.652 trong số 1.724 thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Riêng ở cấp huyện và cấp xã, toàn bộ thủ tục hành chính được giải quyết tại bộ phận một cửa.
Về chính quyền điện tử, theo kế hoạch, trong hai năm 2017-2018, tỉnh triển khai khoảng 700 thủ tục hành chính mức độ 3 và 4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cơ chế một cửa liên thông được thực hiện ở bảy đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư (lĩnh vực cấp đăng ký kinh doanh); Sở Tư pháp (lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp); Sở Tài nguyên và Môi trường (lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài); Sở Nội vụ (lĩnh vực thi đua khen thưởng); Sở Ngoại vụ (lĩnh vực cấp phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC); Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (lĩnh vực cấp phép quảng cáo); Văn phòng UBND (lĩnh vực xúc tiến và hỗ trợ đầu tư).
Ngoài ra, để xây dựng nền hành chính hiện đại, văn minh, tỉnh đã xây dựng và triển khai đồng bộ bốn ứng dụng dùng chung quan trọng gồm: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử công vụ, cổng thông tin điện tử và phần mềm ứng dụng tại bộ phận một cửa. Toàn tỉnh hiện có 35 đơn vị, địa phương triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Thống kê năm 2017 của UBND tỉnh cho thấy, tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng trong nội bộ UBND tỉnh đạt 75%; giữa các cơ quan trong tỉnh 25%; giữa UBND tỉnh với cơ quan bên ngoài địa phương là 20%.
Phần mềm ứng dụng dùng chung đang áp dụng giải quyết tại bộ phận một cửa các cấp với 1.522 thủ tục hành chính thuộc 141 lĩnh vực với hơn 18.856 quy trình giải quyết khác nhau. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng khi kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Vĩnh Phúc cho biết: Đây là tỉnh đầu tiên triển khai được phần mềm đồng bộ tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, bảo đảm liên thông theo "chiều ngang", "chiều dọc" khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời, bảo đảm không có sự cắt khúc về thông tin hồ sơ. Điều này mang lại hiệu quả lớn trong giải quyết công việc; tăng cường tính công khai, minh bạch khi thụ lý và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Trung tâm hành chính công của tỉnh Vĩnh Phúc được khai trương mới đây tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp làm thủ tục hành chính.
Từ tháng 5-2017, UBND tỉnh ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc phiên bản 1.0. Đồng thời, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 với 34 dịch vụ công cấp tỉnh tại 13 sở, ngành, bốn dịch vụ công tại chín huyện, thành phố, thị xã và bốn dịch vụ công cấp xã tại 137 xã, phường, thị trấn. Trên nền tảng công nghệ mới, hiện đại, tích hợp cổng thanh toán, chữ ký số trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, bảo đảm minh bạch, tiết kiệm, thuận tiện, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.
Trung tâm hành chính công của tỉnh Vĩnh Phúc được khai trương mới đây và trung tâm hành chính công của các địa phương đang được tiến hành xây dựng sẽ tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những cố gắng cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước theo hướng hiện đại hóa, chuyên môn hóa của Vĩnh Phúc thời gian qua khá đồng bộ, qua đó, góp phần tích cực làm thay đổi mối quan hệ giữa chính quyền với người dân, tổ chức; giúp chính quyền gần dân hơn, từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Sắp xếp lại tổ chức nhiều cơ quan, đơn vị
UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện việc tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan đơn vị trên địa bàn. Cụ thể, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2553/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thành Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 2545/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Nhà hát Chèo và Đoàn nghệ thuật ca, múa, nhạc thành Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc cũng quyết tâm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan tỉnh với mong muốn đạt kết quả cao thực sự, được nhiều người dân ủng hộ. Toàn tỉnh có 21/21 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và 9/9 huyện, thành, thị được quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Nghị định số 24/2014/ NĐ-CP ngày 04-4-2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05-5-2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Sau khi quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các sở, ngành,UBND cấp huyện trong toàn tỉnh đã giảm tới 28 phòng chuyên môn. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đã thực hiện tổ chức rà soát, sắp xếp, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại để giảm 45 đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay toàn tỉnh đã giảm 74 đầu mối cơ quan, đơn vị.
Nhằm kịp thời đánh giá, xác định và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn, ngày 24-10-2018 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 8263/KH-UBND về việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Đắk Lắk  (11/11/2018)
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tuyên Quang, Bình Dương  (11/11/2018)
Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp  (11/11/2018)
Kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất  (11/11/2018)
Đẩy mạnh hợp tác, xây dựng ASEAN tự cường và sáng tạo  (11/11/2018)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay