JICA đóng góp lớn vào mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
20:44, ngày 14-09-2018
Chiều 14-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Shinichi Kitaoka, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng Chủ tịch JICA thăm Việt Nam đúng dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; khẳng định với tư cách là cơ quan điều phối vốn ODA, JICA đóng góp lớn vào mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.
Nguồn vốn ODA này đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam nhiều năm qua, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn sử dụng đúng mục đích, quản lý hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản; chất lượng các công trình sử dụng vốn ODA ngày càng được bảo đảm.
Thủ tướng đánh giá cao vai trò cá nhân Chủ tịch JICA, Trưởng đại diện JICA, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong giải quyết các vấn đề liên quan vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam; tin rằng với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, hai bên sẽ luôn giải quyết tốt mọi vấn đề liên quan vốn ODA.
Chủ tịch JICA Shinichi Kitaoka cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; nhấn mạnh quan hệ hai nước đang ở thời kỳ hết sức tốt đẹp; hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao.
Ông đánh giá, trong vòng 30 năm qua, kinh tế xã hội Việt Nam phát triển hết sức tốt đẹp; vui mừng vì trong sự phát triển đó có một phần đóng góp của vốn ODA Nhật Bản; nêu rõ Việt Nam và Nhật Bản là đối tác tin cậy lâu năm và JICA vui mừng Việt Nam ngày càng tự chủ vươn lên trong phát triển kinh tế.
JICA đã triển khai nhiều dự án hợp tác với Việt Nam trong năm nay, tập trung ba lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai; đào tạo phát triển nguồn nhân lực...
Ông nhìn nhận, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển như hiện nay, với sự nỗ lực của lãnh đạo và các bộ, ngành hai nước, hai bên đều có thể giải quyết tốt đẹp mọi khó khăn, vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA.
Về dự án Trường Đại học Việt - Nhật, ông mong Chính phủ Việt Nam hỗ trợ để trường phát triển mạnh mẽ, tự chủ hoạt động trong tương lai.
Cảm ơn các ý kiến của Chủ tịch JICA, Thủ tướng nêu rõ quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là Đối tác chiến lược sâu rộng trên các lĩnh vực, do đó hai bên cần gìn giữ và phát huy mối quan hệ này không những hiện nay mà cho cả mai sau.
Việc Việt Nam phát triển lớn mạnh ở ASEAN có vai trò quan trọng trong phát triển thịnh vượng ở khu vực cũng như châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng hy vọng hai bên luôn có tầm nhìn lâu dài, hướng tới tương lai; đề nghị tăng cường ủng hộ hợp tác kinh tế với Việt Nam; cung cấp ODA phù hợp cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực cơ hạ tầng chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó biến đổi khí hậu; cải cách hành chính; tận dụng cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chia sẻ mô hình nông nghiệp chất lượng cao của Nhật Bản với Việt Nam.
Thủ tướng tin tưởng, hai bên sẽ vượt qua mọi khó khăn, vướng mắc, giải quyết tốt vấn đề liên quan đến dự án sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ không hoàn lại với mục tiêu sử dụng hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản, hỗ trợ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Về Trường Đại học Việt - Nhật, Thủ tướng cho rằng, đây là dự án “hải đăng” trong quan hệ hai nước, lãnh đạo hai nước sẽ tiếp tục nỗ lực quan tâm, hợp tác để tìm cơ chế phù hợp hỗ trợ trường phát triển mạnh mẽ.
Thủ tướng khẳng định, dù bất cứ hoàn cảnh nào, quan hệ hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ, bền vững./.
Nguồn vốn ODA này đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam nhiều năm qua, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn sử dụng đúng mục đích, quản lý hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản; chất lượng các công trình sử dụng vốn ODA ngày càng được bảo đảm.
Thủ tướng đánh giá cao vai trò cá nhân Chủ tịch JICA, Trưởng đại diện JICA, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong giải quyết các vấn đề liên quan vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam; tin rằng với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, hai bên sẽ luôn giải quyết tốt mọi vấn đề liên quan vốn ODA.
Chủ tịch JICA Shinichi Kitaoka cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; nhấn mạnh quan hệ hai nước đang ở thời kỳ hết sức tốt đẹp; hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao.
Ông đánh giá, trong vòng 30 năm qua, kinh tế xã hội Việt Nam phát triển hết sức tốt đẹp; vui mừng vì trong sự phát triển đó có một phần đóng góp của vốn ODA Nhật Bản; nêu rõ Việt Nam và Nhật Bản là đối tác tin cậy lâu năm và JICA vui mừng Việt Nam ngày càng tự chủ vươn lên trong phát triển kinh tế.
JICA đã triển khai nhiều dự án hợp tác với Việt Nam trong năm nay, tập trung ba lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai; đào tạo phát triển nguồn nhân lực...
Ông nhìn nhận, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển như hiện nay, với sự nỗ lực của lãnh đạo và các bộ, ngành hai nước, hai bên đều có thể giải quyết tốt đẹp mọi khó khăn, vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA.
Về dự án Trường Đại học Việt - Nhật, ông mong Chính phủ Việt Nam hỗ trợ để trường phát triển mạnh mẽ, tự chủ hoạt động trong tương lai.
Cảm ơn các ý kiến của Chủ tịch JICA, Thủ tướng nêu rõ quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là Đối tác chiến lược sâu rộng trên các lĩnh vực, do đó hai bên cần gìn giữ và phát huy mối quan hệ này không những hiện nay mà cho cả mai sau.
Việc Việt Nam phát triển lớn mạnh ở ASEAN có vai trò quan trọng trong phát triển thịnh vượng ở khu vực cũng như châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng hy vọng hai bên luôn có tầm nhìn lâu dài, hướng tới tương lai; đề nghị tăng cường ủng hộ hợp tác kinh tế với Việt Nam; cung cấp ODA phù hợp cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực cơ hạ tầng chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó biến đổi khí hậu; cải cách hành chính; tận dụng cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; chia sẻ mô hình nông nghiệp chất lượng cao của Nhật Bản với Việt Nam.
Thủ tướng tin tưởng, hai bên sẽ vượt qua mọi khó khăn, vướng mắc, giải quyết tốt vấn đề liên quan đến dự án sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ không hoàn lại với mục tiêu sử dụng hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản, hỗ trợ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Về Trường Đại học Việt - Nhật, Thủ tướng cho rằng, đây là dự án “hải đăng” trong quan hệ hai nước, lãnh đạo hai nước sẽ tiếp tục nỗ lực quan tâm, hợp tác để tìm cơ chế phù hợp hỗ trợ trường phát triển mạnh mẽ.
Thủ tướng khẳng định, dù bất cứ hoàn cảnh nào, quan hệ hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ, bền vững./.
Tiêu chuẩn mới về chức danh giáo sư, phó giáo sư  (14/09/2018)
Hợp tác quốc phòng là trụ cột củng cố lòng tin Việt - Hàn  (14/09/2018)
Việt Nam đánh giá cao kinh nghiệm của Estonia về Chính phủ điện tử  (14/09/2018)
Kết hợp quân dân y trong khám, chữa bệnh  (14/09/2018)
Xem xét kỷ luật nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Minh  (14/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên