Tiếp tục theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển
20:36, ngày 06-06-2018
TCCSĐT - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Tổng kết công tác chỉ đạo để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển.
Thông báo kết luận nêu rõ, sự cố môi trường biển xảy ra từ tháng 4-2016 tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là hết sức nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta; gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống hơn 510 nghìn người, với 130 nghìn hộ dân ở 730 thôn/xóm tại 146 xã/phường/thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 4 tỉnh miền Trung.
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao để sớm có giải pháp nhanh nhất ổn định đời sống và khôi phục sản xuất cho nhân dân 4 tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự chỉ đạo chủ động, tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc có trách nhiệm, đồng bộ của các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền các tổ chức đoàn thể xã hội, nhân dân các địa phương... Vì vậy, sau 2 năm công tác khắc phục sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung cơ bản hoàn thành. Hơn 99% người dân bị ảnh hưởng đã nhận được tiền đền bù, hỗ trợ thiệt hại...
Phát huy kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới các Bộ ngành và địa phương cần tập trung thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường, nhất là công tác đánh giá tác động môi trường cần phải được tăng cường, nâng cao năng lực của đội ngũ thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.
Từ sự cố môi trường biển này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có giải pháp phù hợp để giữ gìn được môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng, cả trước mắt và lâu dài. Hệ thống quan trắc đánh giá môi trường phải được tập trung đầu tư xây dựng trên toàn quốc nhất là các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao, hoạt động hiệu quả, thường xuyên được kiểm tra, giám sát. Kết quả quan trắc phải được công khai, minh bạch để dân giám sát. Công khai bộ chỉ số đánh giá. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư vào các dự án năng lượng xanh, các dự án bảo vệ môi trường.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng thị trường mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất xây dựng thuế môi trường đối với các doanh nghiệp có vi phạm về bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan khác tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương tiếp tục giám sát, theo dõi chất lượng môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định; theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển các tỉnh ven biển, đặc biệt giám sát FHS sau khi vận hành lò 2.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá tại 4 tỉnh từ nguồn kinh phí bồi thường của Công ty FHS.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tập trung chỉ đạo chi trả hết số tiền hỗ trợ thiệt hại còn lại (khoảng 0,9%) không để phát sinh khiếu kiện; hoàn thành hồ sơ, thủ tục quyết toán theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính; hoàn thành trước ngày 30-8-2018. Tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh khác như giáo dục, đào tạo, học nghề, việc làm…
Tổ chức tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được của tỉnh đồng thời rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp, hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các cơ chế, chính sách để trục lợi.
UBND 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá đúng quy định và đảm bảo hiệu quả; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các dự án khôi phục hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản trên vùng biển, xây dựng các trạm quan trắc môi trường biển tại địa phương.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; có giải pháp bảo đảm môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
12 Ủy viên BCĐ Đề án phát triển Hệ tri thức Việt số hóa
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" phê duyệt danh sách Ủy viên Ban Chỉ đạo này.
Cụ thể, danh sách Ủy viên Ban Chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Nghiêm Vũ Khải; Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phan Ngọc Minh; Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Bùi Nhật Quang; Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hữu Đức.
Ban Chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" có chức năng tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18-5-2017 về việc phê duyệt Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa".
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, đôn đốc hoạt động triển khai thực hiện Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" trên phạm vi toàn quốc, các ngành, các lĩnh vực, theo khu vực và vùng miền.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề ra chủ trương, giải pháp huy động các nguồn lực, tập hợp lực lượng, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa; chỉ đạo việc tổ chức các cuộc thi, các đợt phát động, các hoạt động vinh danh cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Từng bước đẩy mạnh các hoạt động này thành phong trào toàn dân.
Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vài trò của Hệ tri thức Việt số hóa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, lĩnh vực trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải ASEAN lần thứ 25
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN lần thứ 25 (ATM 25); Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN với các nước đối tác và các sự kiện liên quan trong năm 2019.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị chu đáo việc tổ chức các hội nghị./.
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao để sớm có giải pháp nhanh nhất ổn định đời sống và khôi phục sản xuất cho nhân dân 4 tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự chỉ đạo chủ động, tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc có trách nhiệm, đồng bộ của các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền các tổ chức đoàn thể xã hội, nhân dân các địa phương... Vì vậy, sau 2 năm công tác khắc phục sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung cơ bản hoàn thành. Hơn 99% người dân bị ảnh hưởng đã nhận được tiền đền bù, hỗ trợ thiệt hại...
Phát huy kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới các Bộ ngành và địa phương cần tập trung thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường, nhất là công tác đánh giá tác động môi trường cần phải được tăng cường, nâng cao năng lực của đội ngũ thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.
Từ sự cố môi trường biển này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có giải pháp phù hợp để giữ gìn được môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng, cả trước mắt và lâu dài. Hệ thống quan trắc đánh giá môi trường phải được tập trung đầu tư xây dựng trên toàn quốc nhất là các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao, hoạt động hiệu quả, thường xuyên được kiểm tra, giám sát. Kết quả quan trắc phải được công khai, minh bạch để dân giám sát. Công khai bộ chỉ số đánh giá. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư vào các dự án năng lượng xanh, các dự án bảo vệ môi trường.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng thị trường mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất xây dựng thuế môi trường đối với các doanh nghiệp có vi phạm về bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan khác tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương tiếp tục giám sát, theo dõi chất lượng môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định; theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển các tỉnh ven biển, đặc biệt giám sát FHS sau khi vận hành lò 2.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá tại 4 tỉnh từ nguồn kinh phí bồi thường của Công ty FHS.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tập trung chỉ đạo chi trả hết số tiền hỗ trợ thiệt hại còn lại (khoảng 0,9%) không để phát sinh khiếu kiện; hoàn thành hồ sơ, thủ tục quyết toán theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính; hoàn thành trước ngày 30-8-2018. Tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh khác như giáo dục, đào tạo, học nghề, việc làm…
Tổ chức tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được của tỉnh đồng thời rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp, hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các cơ chế, chính sách để trục lợi.
UBND 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá đúng quy định và đảm bảo hiệu quả; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các dự án khôi phục hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản trên vùng biển, xây dựng các trạm quan trắc môi trường biển tại địa phương.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; có giải pháp bảo đảm môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
12 Ủy viên BCĐ Đề án phát triển Hệ tri thức Việt số hóa
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" phê duyệt danh sách Ủy viên Ban Chỉ đạo này.
Cụ thể, danh sách Ủy viên Ban Chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Nghiêm Vũ Khải; Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phan Ngọc Minh; Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Bùi Nhật Quang; Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hữu Đức.
Ban Chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" có chức năng tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18-5-2017 về việc phê duyệt Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa".
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, đôn đốc hoạt động triển khai thực hiện Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" trên phạm vi toàn quốc, các ngành, các lĩnh vực, theo khu vực và vùng miền.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề ra chủ trương, giải pháp huy động các nguồn lực, tập hợp lực lượng, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa; chỉ đạo việc tổ chức các cuộc thi, các đợt phát động, các hoạt động vinh danh cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Từng bước đẩy mạnh các hoạt động này thành phong trào toàn dân.
Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vài trò của Hệ tri thức Việt số hóa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, lĩnh vực trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải ASEAN lần thứ 25
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN lần thứ 25 (ATM 25); Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN với các nước đối tác và các sự kiện liên quan trong năm 2019.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị chu đáo việc tổ chức các hội nghị./.
Tiếp tục đà phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada  (06/06/2018)
Thủ tướng: Việt Nam đủ điều kiện để phát triển mạnh năng lượng tái tạo  (06/06/2018)
Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh  (06/06/2018)
Đoàn đại biểu Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Campuchia  (06/06/2018)
Campuchia: Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội  (06/06/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-5 đến 03-6-2018)  (06/06/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay