Đoàn đại biểu Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Campuchia
TCCSĐT - Tiếp sau chương trình thăm và làm việc tại Lào (ngày 24 đến 26-5-2018), thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2018, Đoàn đại biểu Tạp chí Cộng sản do PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc tại Campuchia từ ngày 26 đến 30-5-2018.
Tiếp thân mật Đoàn tại trụ sở của Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh vào chiều 26-5-2018, đồng chí Vũ Quang Minh, Đại sứ đặc mệnh toàn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Campuchia bày tỏ vui mừng được đón và làm việc với Đoàn. Đại sứ thông báo với Đoàn những nét cơ bản về quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Campuchia thời gian qua, về cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia và tình hình hoạt động của Đại sứ quán.
Đoàn đại biểu Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia.
Trong buổi gặp và làm việc với ban lãnh đạo tỉnh Kaldal vào sáng 27-5-2018, hai bên đã trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Campuchia nói chung và tỉnh Kandal nói riêng; về công tác xây dựng Đảng trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện nay; quan hệ giao lưu biên giới giữa tỉnh Kandal và tỉnh An Giang của Việt Nam; đặc biệt là công tác tuyên giáo, tuyên truyền báo chí trong điều kiện tự do báo chí, cũng như sự bùng nổ của mạng xã hội tại Campuchia.
Ngài Mao Kandun, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch tỉnh Kandal cho biết, là một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Kandal có diện tích gần 3.200 km2 với khoảng 1.200.000 người; mật độ dân số 379 người/km2; 2/3 diện tích nước ngập của Campuchia thuộc tỉnh Kandal nên rất thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp vào mùa khô; 1/3 diện tích đất còn lại chủ yếu trồng các loại cây khác. Tỉnh có 155 nhà máy, chủ yếu sản xuất hàng may mặc, giầy da và một số sản phẩm khác với khoảng hơn 200.000 công nhân. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt khoảng 1.500 USD/người. Giữa tỉnh Kandal và An Giang có đường biên giới kéo dài khoảng 29km. Hai tỉnh đã kết nghĩa và thường xuyên trao đổi đoàn sang thăm lẫn nhau. Đặc biệt, hai bên thường tổ chức họp định kỳ 06 tháng/lần. Lực lượng vũ trang của hai tỉnh cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau. Trao đổi thương mại song phương giữa hai tỉnh được tăng cường, chủ yếu trên lĩnh vực nông sản. Hợp tác biên giới (quốc phòng) cũng đạt những kết quả quan trọng, nhất là việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên chiến trường Campuchia trong thời kỳ chiến tranh. Ngoài ra, tỉnh Kandal cũng có quan hệ hợp tác thân thiết với tỉnh Bình Dương của Việt Nam…
Đoàn Tạp chí Cộng sản làm việc với Ban Lãnh đạo tỉnh Kandal.
Về tình hình chính trị, ngài Mao Kandun cho biết, Campuchia là một đất nước theo chế độ đa đảng. Các cuộc bầu cử tại Campchia từ năm 1993 đến nay đều diễn ra đúng lịch trình quy định và không có sự trì hoãn. Ngày 29-7-2018, Campuchia sẽ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ VI (2018 - 2023). Tính đến ngày 24-5-2018, có 20 đảng được Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) công nhận chính thức tham gia tranh cử cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI (năm 2013, có 08 đảng). Đây là cuộc bầu cử mà người dân Campuchia tin rằng, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) sẽ giành chiến thắng vang dội. Campuchia cũng là một trong những nước sử dụng các trang mạng xã hội rất phổ biến, nhất là mạng facebook. Chính phủ Campuchia khuyến khích người dân sử dụng trang mạng facebook, đồng thời xây dựng một nhóm hỗ trợ người dân sử dụng trang mạng xã hội này nhằm tạo sự tương tác nhanh giữa Chính phủ và người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, làm sao kiểm soát được thông tin trên mạng xã hội cũng là bài toán khó đặt ra đối với Campuchia.
Chiều cùng ngày, Đoàn đã gặp và làm việc với Ban Lãnh đạo CPP. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Trác Toàn, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Ngài Ke Bunkieng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ban Tuyên giáo CPP bày tỏ sự vui mừng được đón Đoàn công tác Tạp chí Cộng sản tới thăm. Trong buổi làm việc, hai bên đã trao đổi những thông tin xoay quanh các nội dung: Một là, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong những năm qua. Ngài Ke Bunkieng cho biết, dưới sự dẫn dắt của CPP, Chính phủ Hoàng gia Campuchia do Thủ tướng Samdech Hun Sen đứng đầu luôn đặt trọng tâm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước hội nhập khu vực. Người dân Campuchia không những ghi nhận đóng góp to lớn của CPP trong việc duy trì hòa hợp dân tộc, tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo trong suốt 38 năm qua, mà còn ủng hộ chủ trương của đảng cầm quyền củng cố quan hệ hợp tác cùng có lợi với cộng đồng quốc tế, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng…; hai là, kinh nghiệm của CPP trong công tác tuyên truyền tới người dân, đảng viên để đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống; việc vận dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong tuyên truyền đường lối của Đảng, cũng như giải quyết những thách thức mà mạng xã hội đặt ra; ba là, tình hình công tác tuyên truyền, truyền thông của CPP…; thông tin về Tạp chí Nhân dân của CPP (thành lập năm 2001) với những trang bài lý luận chính trị, tập trung chống luồng tư tưởng bóp méo sự thật về CPP, cũng như các vấn đề trong nước và quốc tế mà CPP đang quan tâm.
Đoàn Tạp chí Cộng sản làm việc với CPP.
PGS, TS. Đoàn Minh Huấn đã giới thiệu về Tạp chí Cộng sản, lịch sử ra đời và các ấn phẩm hiện nay của Tạp chí; những vấn đề trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng chí Đoàn Minh Huấn bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của CPP, nhân dân Campuchia sẽ vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; tin tưởng CPP sẽ giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử nhiệm kỳ VI sắp tới. Đồng chí cũng bày tỏ mong muốn sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai bên trong công tác tuyên truyền lý luận. Theo đó, hai bên thường xuyên trao đổi các thông tin về tình hình hai đảng của hai nước cũng như các vấn đề quan tâm.
Trong chuyến thăm, Đoàn cũng có buổi trao đổi với Ban Lãnh đạo tỉnh Siem Reap. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Sơn Thủy, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Battambang. Giới thiệu về Siem Reap, ngài Nou Phala, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương CPP, Phó Chủ tịch CPP tỉnh Sem Reap, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Siem Reap cho biết, Siem Reap là tỉnh có tiềm năng lớn về nông nghiệp và du lịch. Năm 2017, khách du lịch quốc tế và trong nước đi du lịch Siem Reap đạt 5,3 triệu lượt, tăng 5,5% so với năm 2016. Riêng trong Quý I/2018, lượng khách quốc tế đến du lịch Sieam Reap đạt 1.246.634 lượt người. Ngài Nou Phala đánh giá cao về Việt Nam - quốc gia do một đảng duy nhất lãnh đạo, trong hơn 30 năm Đổi mới đã có sự phát triển vượt bậc: kinh tế phát triển khả quan; tình hình chính trị - xã hội ổn định; đa số người dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; khẳng định được vị thế trong khu vực và trên thế giới. Ngài Nou Phala nhấn mạnh, CPP và nhân dân Campuchia luôn ghi nhớ sự hy sinh, ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu, trong sáng, kịp thời và có hiệu quả mà Việt Nam đã dành cho Campuchia, đặc biệt giúp Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại và hồi sinh đất nước, dân tộc Campuchia.
Đoàn Tạp chí Cộng sản làm việc với Ban Lãnh đạo tỉnh Siem Reap.
Cảm ơn đối với những chia sẻ của ngài Nou Phala và chúc mừng những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực mà Campuchia đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, PGS, TS. Đoàn Minh Huấn khẳng định, Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia; nhấn mạnh quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia là tài sản vô giá được xây dựng bằng công sức, xương máu của các thế hệ lãnh đạo và chiến sỹ cách mạng hai nước, là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển của mỗi nước và ổn định an ninh ở khu vực, cần được nhân dân hai nước gìn giữ, phát triển và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Chiều 30-5-2018, Đoàn rời tỉnh Siem Reap về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Campuchia./.
20 đảng gồm: 1- Khmer chống nghèo; 2- Liên minh vì dân chủ; 3- Tổ ong xã hội dân chủ; 4- Dân chủ cơ sở; 5- Khmer là một; 6- Ánh sáng mới; 7- CPP; 8- Thanh niên Campuchia; 9- Quốc tịch Campuchia; 10- Khmer hòa hợp dân tộc; 11- FUNCINPEC; 12- Tân dân chủ; 13- Tổ quốc chúng ta; 14- Khmer đứng lên; 15- Cộng hòa dân chủ; 16- Khmer phát triển kinh tế; 17- Ý chí Khmer; 18- Khmer Cộng hòa; 19- Ánh sáng Khemarac; 20- Dân tộc bản địa dân chủ Campuchia.
Campuchia: Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội  (06/06/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-5 đến 03-6-2018)  (06/06/2018)
Hợp tác quốc tế về an ninh, quốc phòng của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI  (06/06/2018)
Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ trong xu thế hội nhập quốc tế  (06/06/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Liên bang Micronesia  (05/06/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada  (05/06/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay