Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 1 tỷ USD
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka do ông Karu Jayasuriya, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 đến 27-4.
Sáng 24-4, tại Nhà Quốc hội, Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Karu Jayasuriya và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka được tổ chức trọng thể với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngay sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm.
Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vui mừng gặp lại Chủ tịch Quốc hội Karu Jayasuriya, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng, chuyến thăm của Đoàn sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam - Sri Lanka, cũng như quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Karu Jayasuriya đánh giá cao những thành quả kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được thời gian qua và cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được nhân dân Sri Lanka ngưỡng mộ và Tượng đài Hồ Chí Minh đã được dựng tại thành phố Colombo, Sri Lanka.
Thông báo tóm tắt với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về tình hình kinh tế - xã hội Sri Lanka, Chủ tịch Quốc hội Karu Jayasuriya cho biết, Sri Lanka duy trì đường lối đối ngoại kết hợp phát triển kinh tế, trong đó có chính sách ngoại giao nghị viện. Để thực hiện chính sách này, Sri Lanka duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các nghị viện trên thế giới. Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hai nước, cũng như giữa cơ quan lập pháp của Sri Lanka và Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao vai trò, vị thế trong khu vực và quốc tế của Sri Lanka; đánh giá cao những đóng góp của Sri Lanka đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân đã chia sẻ những ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Sri Lanka trong chuyến thăm Sri Lanka vào năm 2013 trên cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng thời tin tưởng rằng, Sri Lanka sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, sớm trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại, hàng hải và hàng không ở khu vực Ấn Độ Dương và trên thế giới.
Đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Sri Lanka trong 48 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Sri Lanka. Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Sri Lanka để góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển sâu rộng hơn nữa dựa trên tiềm năng và lợi thế của mỗi nước.
Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng, hai bên cần tích cực triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng (2011), thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hậu cần, khắc phục hậu quả chiến tranh và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hai bên sớm triển khai cơ chế đối thoại an ninh cấp Bộ trưởng Công an hai năm/lần; thúc đẩy hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nâng cao năng lực về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố… nhằm bảo đảm an ninh mỗi nước. Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Karu Jayasuriya bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai Học viện Cảnh sát nhân dân hai nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao thỏa thuận hợp tác này.
Về hợp tác kinh tế, hai Chủ tịch Quốc hội nhận định, thời gian qua, thương mại song phương tăng đều qua các năm, đạt gần 320 triệu USD năm 2017; đồng thời nêu rõ, hai nước có tiềm năng hợp tác rất lớn, cần đẩy mạnh khai thác, nhất là trong các lĩnh vực như dầu khí, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông, dệt may, cao su, da giày, chế biến và phân phối nông sản, thủy sản, sản xuất và tiêu thụ sữa, năng lượng tái tạo, vận tải hàng không và hàng hải.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn, thời gian tới, hai bên tích cực triển khai hiệu quả các văn kiện đã ký kết nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Sri Lanka vào tháng 4-2017; xem xét sửa đổi, ký mới các văn kiện phù hợp với tình hình mới.
Cùng với đó, hai bên thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; sớm họp Tiểu ban Thương mại Hỗn hợp lần thứ 2 tại Việt Nam nhằm trao đổi các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 1 tỷ USD; tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương; đề xuất phương hướng triển khai hiệu quả Thỏa thuận xúc tiến và bảo hộ đầu tư, Biên bản hợp tác thúc đẩy đầu tư song phương.
Hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, hai bên cần quan tâm thúc đẩy kết nối hàng không, coi đó là giải pháp mạnh và hiệu quả nhằm tạo thuận lợi thương mại và khai thác tiềm năng du lịch của cả hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cam kết hỗ trợ Việt Nam về công nghệ trồng hải sâm, rong biển, thủy hải sản; mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhất trí với ý kiến của người đồng cấp Sri Lanka, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề xuất hai bên cần hỗ trợ lẫn nhau, tránh cạnh tranh đối với các sản phẩm có cùng thế mạnh như chè, càphê, thủy sản…
Tại Hội đàm, hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên, nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn Sri Lanka ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN, nhất là trong các nội dung có tính nguyên tắc như tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình...
Về hợp tác Nghị viện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao chuyến thăm chính thức của người đồng cấp Sri Lanka tới Việt Nam vào tháng 7-2013 và Phó Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 3-2015; thông báo, Quốc hội Việt Nam đã thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Sri Lanka.
Trong thời gian tới, hai nhà lãnh đạo nhất trí, Quốc hội hai nước duy trì và tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là giữa các Ủy ban chuyên môn nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động nghị viện, kinh nghiệm lập pháp và giám sát; phát huy hơn nữa vai trò của Nhóm Nghị sỹ hữu nghị hai nước trong thúc đẩy hợp tác giữa hai Quốc hội nói riêng và hai nước nói chung; tăng cường vai trò giám sát và thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận mà hai nước đã ký. Cùng với đó, hai bên đẩy mạnh phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).
Chiều tối cùng ngày, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Tiệc chiêu đãi Chủ tịch Quốc hội Karu Jayasuriya và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka./.
Phó Chủ tịch nước gặp song phương với lãnh đạo bang Victoria  (24/04/2018)
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX tổ chức Kỳ họp thứ 8 (Kỳ họp bất thường) khóa IX  (24/04/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến 22-04-2018)  (24/04/2018)
Xây dựng chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên ở đảng bộ tỉnh Lâm Đồng  (24/04/2018)
Cuộc “thư hùng” thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung  (24/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên