Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bàn về Luật An ninh mạng
22:09, ngày 27-09-2017
Ngày 27-9, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 6 để đóng góp ý kiến về dự án Luật An ninh mạng. Tham dự và chủ trì phiên họp có Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Dự kiến trong 3 ngày làm việc (từ ngày 27 đến 29-9), các đại biểu sẽ tập trung nghiên cứu, thảo luận và xem xét, cho ý kiến để dự án Luật An ninh mạng đang được hoàn thiện và trình Quốc hội sớm thông qua.
Dự án Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, gồm 8 chương và 55 điều; trong đó, có những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, chính sách an ninh mạng, nguyên tắc, biện pháp bảo vệ an ninh mạng, hợp tác quốc tế về an ninh mạng và các hành vi bị nghiêm cấm.
Trong tờ trình Quốc hội về Dự án Luật An ninh mạng của Bộ Công an nêu rõ cùng với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thực trạng, tình hình diễn ra trên không gian mạng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Do vậy, việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết nhằm phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng, khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng.
Mặt khác, việc ban hành Luật An ninh mạng cũng góp phần thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm công tác an ninh mạng của Việt Nam có sự phù hợp nhất định với thông lệ quốc tế./.
Dự án Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, gồm 8 chương và 55 điều; trong đó, có những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, chính sách an ninh mạng, nguyên tắc, biện pháp bảo vệ an ninh mạng, hợp tác quốc tế về an ninh mạng và các hành vi bị nghiêm cấm.
Trong tờ trình Quốc hội về Dự án Luật An ninh mạng của Bộ Công an nêu rõ cùng với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thực trạng, tình hình diễn ra trên không gian mạng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Do vậy, việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết nhằm phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng, khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng.
Mặt khác, việc ban hành Luật An ninh mạng cũng góp phần thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm công tác an ninh mạng của Việt Nam có sự phù hợp nhất định với thông lệ quốc tế./.
Cần Thơ: Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền  (27/09/2017)
Chủ tịch nước làm việc với Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC  (27/09/2017)
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cần tầm nhìn phát triển mới  (27/09/2017)
Đại sứ quán Đức bác bỏ thông tin ngừng cấp thị thực cho người Việt  (27/09/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến 24-9-2017)  (27/09/2017)
Ấm áp tình hữu nghị Việt Nam - Lào  (27/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên