Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến 24-9-2017)
22:01, ngày 27-09-2017
TCCSĐT - Ngày 22-9, trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Nhật Bản, ông Kazuyoshi Umemoto Umemoto thông báo các nước tham gia đàm phán TPP đã có tiến triển hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do mới vào tháng 11 tới, sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định này hồi đầu năm nay.
Việt Nam tiếp tục không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia và ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam. Trước đó, báo Tuổi trẻ online ngày 13-7-2017 có đăng bài "Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn". Theo bài báo trên, lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia là vì các vấn đề môi trường. Trước đó, cũng vì lo ngại về môi trường, Malaysia đã bắt đầu lệnh cấm xuất khẩu cát từ năm 1997.
Về thông tin này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Xét báo cáo của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia và ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam và có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương chủ động bảo đảm ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn. Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài.
Hơn 42.700 tỷ đồng vốn Nhà nước "có dấu hiệu" đầu tư không hiệu quả
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Đề án Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. Thống kê tại các báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 25-8 vừa qua có 43 dự án của các doanh nghiệp (các tổng công ty, công ty) thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương, 8 dự án thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, với tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 42.744 tỷ đồng là các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả theo một số tiêu chí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả tại doanh nghiệp do các bộ, ngành quản lý tập trung chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, phát triển hạ tầng (cảng biển, kho bãi), nông nghiệp (thủy sản, cao su, càphê) hoặc đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng công suất nhà máy và có một số dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả đã được thanh lý, hoặc chuyển giao, thay đổi chủ đầu tư.
Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân (người đại diện phần vốn nhà nước, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp) trong việc quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án... tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
Đồng thời, Bộ sớm hình thành Cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc quyết định chủ trương đầu tư, thực hiện dự án dẫn tới sai phạm, thua lỗ, thất thoát, mất vốn Nhà nước.
Bên cạnh đó, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, đề ra các giải pháp để giải quyết dứt điểm các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả, nhằm lành mạnh hóa tài chính và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần hoàn thành việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Khi thực hiện đầu tư phải công khai, minh bạch và đấu thầu rộng rãi để lựa chọn được tư vấn có chất lượng trong các khâu lập dự án, thẩm định dự án, triển khai thực hiện dự án, quản lý dự án....; khi thực hiện dự án đầu tư phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đấu thầu; đồng thời, thực hiện việc đầu tư bảo đảm phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, tránh phân tán nguồn lực.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị cần xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để thực hiện việc đầu tư tại doanh nghiệp dưới hình thức Ban quản lý chuyên ngành trên cơ sở xem xét, nghiên cứu và điều chỉnh để có thể áp dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với mô hình của từng loại hình doanh nghiệp…
'Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU có ý nghĩa to lớn'
Ngày 18-9, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội kiến Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Kaitanen, Tổng Thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) Kunio Mikuriya và tiếp Trưởng đoàn đàm phán EU về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu Mauro Petriccione.
Tại buổi làm việc với Lãnh đạo EU, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Kaitanen nêu bật những thành tựu phát triển của Việt Nam và nhất trí với đề nghị của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, đặc biệt là thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.
Hai nhà lãnh đạo cùng đánh giá việc phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng tầm quan hệ Việt Nam - EU lên giai đoạn hợp tác mới toàn diện và sâu sắc hơn.
Về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh những lợi ích to lớn do EVFTA mang lại không chỉ cho Việt Nam mà cho cả EU và các nước thành viên EU; tạo tiền đề gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa EU với khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; các kết quả đàm phán đã đạt được là rất quan trọng và có giá trị nhờ nỗ lực vượt bực của cả hai bên, theo đó, hai bên cần trân trọng và tôn trọng những kết quả này. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, việc ký và phê chuẩn EVFTA có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại.
Lãnh đạo Ủy ban châu Âu đánh giá cao quyết tâm và thiện chí của Việt Nam và khẳng định EU coi trọng EVFTA vì đây là một bước triển khai quan trọng trong chính sách thương mại của EU hướng tới tự do hoá thương mại toàn cầu, đảm bảo hệ thống thương mại hoạt động dựa trên luật lệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí quan trọng không chỉ đối với quan hệ EU - Việt Nam mà còn là cầu nối của EU với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo đó, EVFTA còn có ý nghĩa mang tầm khu vực. Hai bên nhất trí cùng nỗ lực thúc đẩy các thủ tục cuối cùng để sớm ký và phê chuẩn EVFTA; đồng thời EU sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho Việt Nam nhằm thực thi đầy đủ, hiệu quả các cam kết của Hiệp định.
Các nước đàm phán TPP đạt tiến triển hướng tới một thỏa thuận mới
Ngày 22-9, trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Nhật Bản, ông Kazuyoshi Umemoto Umemoto thông báo các nước tham gia đàm phán TPP đã có tiến triển hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do mới vào tháng 11 tới, sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định này hồi đầu năm nay.
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc hai ngày đàm phán tại Tokyo, ông Umemoto cho biết các nước đạt được bước tiến có ý nghĩa và đang hướng tới mục tiêu thực thi thỏa thuận vào thời điểm sớm nhất có thể.
Các trưởng đoàn đàm phán của 11 nước thành viên TPP đã kết thúc vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản và nhất trí sẽ gặp lại nhau tại đây vào tháng tới.
Tại vòng đàm phán lần này, các bên đặt mục tiêu ký kết một thỏa thuận thương mại mới tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự kiễn diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới.
Trong hai ngày đàm phán, ba nhóm chuyên viên về luật pháp, sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác đã thảo luận các yêu cầu do các nước thành viên đặt ra, theo đó muốn đóng băng một số phần của thỏa thuận ban đầu, nhất là các điều khoản do phía Mỹ đề xuất.
WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2017
Ngày 21-9, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nâng mức dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2017 sau khi nhận thấy nhu cầu hàng hóa gia tăng mạnh hơn mong đợi tại các thị trường châu Á và Bắc Mỹ.
Trong thông cáo báo chí mới đưa ra cùng ngày, WTO đã nâng mức dự đoán tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2017 từ 2,4% trước đó lên 3,6%. Mức dự báo mới thể hiện sự cải thiện đáng kể so với mức tăng trưởng mờ nhạt 1,3% của năm 2016.
Và đây cũng là lần đầu tiên WTO tỏ ra lạc quan sau nhiều năm liên tục cảnh báo bức tranh thương mại toàn cầu u ám kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy đưa ra một dự báo lạc quan nhưng WTO cũng không quên cảnh báo những nguy cơ hiện hữu đe dọa nền kinh tế thế giới, có thể bẻ gãy đà phục hồi thương mại.
Những nguy cơ mà WTO nhắc tới bao gồm chủ nghĩa bảo hộ sản xuất nội địa được hiện thực hóa thông qua các biện pháp hạn chế thương mại, leo thang căng thẳng địa chính trị toàn cầu và tổn thất kinh tế do các thảm họa thiên nhiên.
Trước đó, WTO liên tục cảnh báo "bóng đen" của chủ nghĩa bảo hộ sản xuất nội địa bao trùm viễn cảnh thương mại quốc tế, đặc biệt đáng quan ngại khi tư tưởng này đang dẫn dắt nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia và ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam. Trước đó, báo Tuổi trẻ online ngày 13-7-2017 có đăng bài "Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn". Theo bài báo trên, lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia là vì các vấn đề môi trường. Trước đó, cũng vì lo ngại về môi trường, Malaysia đã bắt đầu lệnh cấm xuất khẩu cát từ năm 1997.
Về thông tin này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Xét báo cáo của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia và ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam và có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương chủ động bảo đảm ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn. Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài.
Hơn 42.700 tỷ đồng vốn Nhà nước "có dấu hiệu" đầu tư không hiệu quả
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Đề án Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. Thống kê tại các báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 25-8 vừa qua có 43 dự án của các doanh nghiệp (các tổng công ty, công ty) thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương, 8 dự án thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, với tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 42.744 tỷ đồng là các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả theo một số tiêu chí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả tại doanh nghiệp do các bộ, ngành quản lý tập trung chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, phát triển hạ tầng (cảng biển, kho bãi), nông nghiệp (thủy sản, cao su, càphê) hoặc đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng công suất nhà máy và có một số dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả đã được thanh lý, hoặc chuyển giao, thay đổi chủ đầu tư.
Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân (người đại diện phần vốn nhà nước, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp) trong việc quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án... tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
Đồng thời, Bộ sớm hình thành Cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc quyết định chủ trương đầu tư, thực hiện dự án dẫn tới sai phạm, thua lỗ, thất thoát, mất vốn Nhà nước.
Bên cạnh đó, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, đề ra các giải pháp để giải quyết dứt điểm các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả, nhằm lành mạnh hóa tài chính và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần hoàn thành việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Khi thực hiện đầu tư phải công khai, minh bạch và đấu thầu rộng rãi để lựa chọn được tư vấn có chất lượng trong các khâu lập dự án, thẩm định dự án, triển khai thực hiện dự án, quản lý dự án....; khi thực hiện dự án đầu tư phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đấu thầu; đồng thời, thực hiện việc đầu tư bảo đảm phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, tránh phân tán nguồn lực.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng kiến nghị cần xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để thực hiện việc đầu tư tại doanh nghiệp dưới hình thức Ban quản lý chuyên ngành trên cơ sở xem xét, nghiên cứu và điều chỉnh để có thể áp dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với mô hình của từng loại hình doanh nghiệp…
'Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU có ý nghĩa to lớn'
Ngày 18-9, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội kiến Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Kaitanen, Tổng Thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) Kunio Mikuriya và tiếp Trưởng đoàn đàm phán EU về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu Mauro Petriccione.
Tại buổi làm việc với Lãnh đạo EU, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Kaitanen nêu bật những thành tựu phát triển của Việt Nam và nhất trí với đề nghị của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, đặc biệt là thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.
Hai nhà lãnh đạo cùng đánh giá việc phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng tầm quan hệ Việt Nam - EU lên giai đoạn hợp tác mới toàn diện và sâu sắc hơn.
Về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh những lợi ích to lớn do EVFTA mang lại không chỉ cho Việt Nam mà cho cả EU và các nước thành viên EU; tạo tiền đề gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa EU với khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; các kết quả đàm phán đã đạt được là rất quan trọng và có giá trị nhờ nỗ lực vượt bực của cả hai bên, theo đó, hai bên cần trân trọng và tôn trọng những kết quả này. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, việc ký và phê chuẩn EVFTA có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại.
Lãnh đạo Ủy ban châu Âu đánh giá cao quyết tâm và thiện chí của Việt Nam và khẳng định EU coi trọng EVFTA vì đây là một bước triển khai quan trọng trong chính sách thương mại của EU hướng tới tự do hoá thương mại toàn cầu, đảm bảo hệ thống thương mại hoạt động dựa trên luật lệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí quan trọng không chỉ đối với quan hệ EU - Việt Nam mà còn là cầu nối của EU với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo đó, EVFTA còn có ý nghĩa mang tầm khu vực. Hai bên nhất trí cùng nỗ lực thúc đẩy các thủ tục cuối cùng để sớm ký và phê chuẩn EVFTA; đồng thời EU sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho Việt Nam nhằm thực thi đầy đủ, hiệu quả các cam kết của Hiệp định.
Các nước đàm phán TPP đạt tiến triển hướng tới một thỏa thuận mới
Ngày 22-9, trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Nhật Bản, ông Kazuyoshi Umemoto Umemoto thông báo các nước tham gia đàm phán TPP đã có tiến triển hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do mới vào tháng 11 tới, sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định này hồi đầu năm nay.
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc hai ngày đàm phán tại Tokyo, ông Umemoto cho biết các nước đạt được bước tiến có ý nghĩa và đang hướng tới mục tiêu thực thi thỏa thuận vào thời điểm sớm nhất có thể.
Các trưởng đoàn đàm phán của 11 nước thành viên TPP đã kết thúc vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản và nhất trí sẽ gặp lại nhau tại đây vào tháng tới.
Tại vòng đàm phán lần này, các bên đặt mục tiêu ký kết một thỏa thuận thương mại mới tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự kiễn diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới.
Trong hai ngày đàm phán, ba nhóm chuyên viên về luật pháp, sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác đã thảo luận các yêu cầu do các nước thành viên đặt ra, theo đó muốn đóng băng một số phần của thỏa thuận ban đầu, nhất là các điều khoản do phía Mỹ đề xuất.
WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2017
Ngày 21-9, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nâng mức dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2017 sau khi nhận thấy nhu cầu hàng hóa gia tăng mạnh hơn mong đợi tại các thị trường châu Á và Bắc Mỹ.
Trong thông cáo báo chí mới đưa ra cùng ngày, WTO đã nâng mức dự đoán tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2017 từ 2,4% trước đó lên 3,6%. Mức dự báo mới thể hiện sự cải thiện đáng kể so với mức tăng trưởng mờ nhạt 1,3% của năm 2016.
Và đây cũng là lần đầu tiên WTO tỏ ra lạc quan sau nhiều năm liên tục cảnh báo bức tranh thương mại toàn cầu u ám kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy đưa ra một dự báo lạc quan nhưng WTO cũng không quên cảnh báo những nguy cơ hiện hữu đe dọa nền kinh tế thế giới, có thể bẻ gãy đà phục hồi thương mại.
Những nguy cơ mà WTO nhắc tới bao gồm chủ nghĩa bảo hộ sản xuất nội địa được hiện thực hóa thông qua các biện pháp hạn chế thương mại, leo thang căng thẳng địa chính trị toàn cầu và tổn thất kinh tế do các thảm họa thiên nhiên.
Trước đó, WTO liên tục cảnh báo "bóng đen" của chủ nghĩa bảo hộ sản xuất nội địa bao trùm viễn cảnh thương mại quốc tế, đặc biệt đáng quan ngại khi tư tưởng này đang dẫn dắt nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ./.
Ấm áp tình hữu nghị Việt Nam - Lào  (27/09/2017)
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc: Mốc son lịch sử  (27/09/2017)
Bình Định: Khai thác điều kiện tự nhiên và lịch sử - văn hóa để phát triển du lịch bền vững  (27/09/2017)
Bình Định: Khai thác điều kiện tự nhiên và lịch sử - văn hóa để phát triển du lịch bền vững  (27/09/2017)
Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế  (27/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay