Bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định thành công của kỳ họp là sự khởi đầu tốt đẹp, tạo tiền đề tiếp tục đối mới hoạt động của Quốc hội.
Hoan nghênh các ý kiến, kiến nghị tâm huyết của cử tri và các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đồng thời yêu cầu Chính phủ và các thành viên Chính phủ nghiêm túc tiếp thu và có biện pháp giải quyết kịp thời các vấn đề mà cử tri và các đại biểu Quốc hội đã nêu, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Đánh giá chung về kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết Quốc hội đã bước đầu thực hiện được yêu cầu rút ngắn tối đa thời gian mà vẫn đảm bảo hoàn thành chương trình nghị sự một cách có chất lượng thông qua việc tiếp tục cải tiến cách thức tiến hành, điều hành các phiên họp, nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và trí tuệ của các đại biểu Quốc hội.
Trước đó, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về một số vấn đề kinh tế - xã hội năm 2008 trong tình hình mới; Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo nghị quyết về một số vấn đề kinh tế - xã hội năm 2008 trong tình hình mới, Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tổng quát của năm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu, và hai chỉ tiêu chủ yếu là GDP năm 2008 tăng 7% và kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng còn lại của năm.
Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tiếp tục điều chỉnh hợp lý và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng; rà soát các dự án và hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế; bám sát thực tế để có chính sách tài chính tiền tệ thích hợp, không gây biến động thị trường; tạo thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu; có chính sách bảo đảm ổn định đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc miền núi và người dân ở các vùng khó khăn, bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Như vậy tại kỳ họp này, diễn ra từ 6-5 đến 3-6, Quốc hội đã thông qua 11 dự án luật và 7 nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về điều chỉnh địa giới Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh liên quan./.
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2008  (03/06/2008)
Tóm tắt Hồ sơ sự kiện số 34 (25-4-2008)  (03/06/2008)
Triết lý và biện chứng thi đua yêu nước trong quan điểm của Hồ Chí Minh  (03/06/2008)
Quan hệ Việt Nam - Cộng hoà Áo  (03/06/2008)
Làng nghề - tiềm năng lớn của Việt Nam  (03/06/2008)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay