Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2008
Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều giải pháp và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân đẩy mạnh sản xuất, kiềm chế lạm phát nên tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2008 vẫn phát triển ở mức ổn định.
1- Sản xuất công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng. Giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp tháng 5-2008 ước tính đạt 55,5 nghìn tỉ đồng (theo giá cố định năm 1994) tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 5 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt gần 271 nghìn tỉ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 7%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 22,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2%. Trong 34 sản phẩm chủ yếu, có 12 sản phẩm đạt mức tăng trưởng cao hơn kế hoạch của toàn ngành, 15 sản phẩm khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp, và có 7 sản phẩm sản lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước.
Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với sản xuất công nghiệp là giá vật tư nhập khẩu và giá đầu vào tăng cao, trong khi giá đầu ra, nhất là sản phẩm xuất khẩu không tăng tương xứng,... làm giảm hiệu quả hoặc thua lỗ.
Trong 5 tháng đầu năm 2008, cả nước có 7 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nâng tổng số khu công nghiệp trên cả nước lên 186 khu với tổng diện tích đất tự nhiên 45 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các khu công nghiệp trên cả nước đạt gần 50%, riêng các khu công nghiệp đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy gần 74%.
2. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định mặc dù có nhiều khó khăn về thiên tai và dịch bệnh. Đến thời điểm trung tuần tháng 5-2008, các tỉnh phía Nam đã thu hoạch xong 1.835,5 nghìn ha lúa đông xuân, tăng 1,7% so với cùng kỳ; tổng sản lượng thóc đạt khoảng 11,32 triệu tấn, tăng 400 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2007. Các tỉnh phía Nam đã gieo cấy được hơn 1.179,5 nghìn ha lúa hè thu, tăng 14,4 %; tiến độ gieo trồng nhanh hơn 20% đến 30% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh phía Bắc, gieo cấy được 1.127 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 98,8% cùng kỳ năm trước. Hiện nay, lúa đang phát triển tốt, nếu thời tiết thuận lợi thì năng suất có thể đạt cao hơn vụ đông xuân năm 2007.
3. Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm ước đạt 368,9 nghìn tỉ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành du lịch tăng 43,7%, dịch vụ tăng 28,3%, thương nghiệp tăng 30,1%, khách sạn nhà hàng tăng 25,6% .
Hoạt động du lịch tiếp tục diễn ra sôi động. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm lên gần 2,08 triệu lượt khách, tăng 16,6% so với cùng kỳ; trong đó, số khách đến với mục đích du lịch đạt 1,28 triệu lượt người, tăng 15,6%.
Hoạt động vận tải hàng hoá, hành khách tăng khá. Trong 5 tháng đầu năm 2008, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 168,4 triệu tấn và 64,5 tỉ TKm, tăng 9,7% về tấn và 33,2% về TKm so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách vận chuyển đạt 740 triệu lượt người và 34,4 tỉ HKkm, tăng 10,4 % về lượt hành khách và 10,8% về HKkm.
Mạng lưới và dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển. Tính đến hết tháng 5-2008, tổng số thuê bao điện thoại mới từ đầu năm lên 5,56 triệu máy, đạt mật độ 61,2 máy /100 dân.
Tổng số thuê bao in-tơ-nét quy đổi phát triển từ đầu năm đến hết tháng 5-2008 đạt 140 nghìn, nâng tổng số thuê bao hiện có trên toàn mạng lên 5,59 triệu máy, đạt mật độ 6,52 thuê bao/100 dân; đến cuối tháng 5, có khoảng 19,3 triệu người sử dụng dịch vụ in-tơ-nét, bằng 22,7% dân số.
4. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục phát triển. Kim ngạch xuất khẩu tháng 5, ước đạt 5.150 triệu USD, tăng 3% so với tháng 4-2008. Một số mặt hàng có tỷ lệ tăng khá so với tháng trước là dệt may (tăng 11,6%), giày dép (tăng 11,4%), túi xách, va li, ô dù (tăng 7,1%), thuỷ sản (tăng 6%)... Tính chung cả 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 23,398 triệu USD, tăng 27,2 % so với cùng kỳ năm 2007.
Đến hết tháng 5-2008 đã có 7 sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD (cùng kỳ năm trước chỉ có 3 sản phẩm).
Kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước đạt 8.000 triệu USD, giảm 2,9% so với tháng trước, do nhiều sản phẩm có mức nhập khẩu giảm so với 4 tháng trước như: ô tô nguyên chiếc giảm 38%, phân bón các loại giảm gần 24%; thép các loại giảm gần 32%; linh kiện xe máy giảm 11,3%; máy móc thiết bị phụ tùng giảm 9,2%; linh kiện ô tô giảm 6,3%... Tính chung 5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 37.817 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2007.
Nhập siêu 5 tháng đầu năm ở mức 14.419 triệu USD, bằng 61,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
5. Về đầu tư, thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tháng 5-2008, đạt 30 nghìn tỉ đồng, bằng 31% kế hoạch năm, trong đó vốn trung ương đạt 28,5%; vốn địa phương đạt 32,3%. Mức giải ngân vốn trái phiếu chính phủ từ đầu năm đến hết tháng 4 năm 2008 đạt 8,8 % kế hoạch năm 2008.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện trong 5 tháng đạt 3.950 triệu USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2007. Trong tháng 5, vốn của dự án cấp mới và vốn đăng ký thêm đạt 7.731 triệu USD, trong đó, vốn đăng ký mới 7.498 triệu USD, là tháng đạt cao nhất từ trước đến nay do có nhiều dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tính chung cả 5 tháng, số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 15.329 triệu USD, tăng 134% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn đầu tư đăng ký mới là 14.724,6 triệu USD với 324 dự án được cấp giấy phép đầu tư, tăng 160,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số 14.724,6 triệu USD vốn cấp mới, có trên 2.000 triệu USD được thu hút vào khu công nghiệp.
Vốn đầu tư đăng ký mới trong 5 tháng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ 12,28 tỉ USD, chiếm 83,4% tổng số vốn đăng ký mới, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, công trình bất động sản.
Thu hút vốn ODA, trong 5 tháng, mức giải ngân nguồn vốn ODA ước đạt 571 triệu USD, bằng 30% kế hoạch giải ngân năm 2008; trong đó, vốn vay 484 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại 87 triệu USD.
6. Thu chi ngân sách nhà nước và tình hình giá cả. Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến giữa tháng 5 đạt khoảng 46,1% dự toán cả năm; trong đó, thu nội địa bằng 44,1% dự toán, thu từ dầu thô bằng 45,4% dự toán, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 53,8% dự toán.
Chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến giữa tháng 5 đạt 37% dự toán năm, trong đó, chi đầu tư phát triển bằng 34,1% dự toán. Nói chung, chi ngân sách nhà nước trong kỳ đã bảo đảm thanh toán nghĩa vụ nợ của ngân sách, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hoạt động của bộ máy nhà nước, tập trung xử lý các nhu cầu phát sinh, góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 so với tháng trước tăng 3,91%, trong đó, tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với 7,25% (lương thực 22,19%, thực phẩm 2,28%, ăn uống ngoài gia đình 2,56%); đồ uống và thuốc lá tăng 1,88%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,20%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,96%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,93%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 0,57%; các mặt hàng còn lại tăng dưới 0,5%. Chỉ số giá vàng giảm 3,89%; giá đô-la Mỹ tăng 1,2%.
So với tháng 12 năm 2007, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đã tăng 15,96%; trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 26,56%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 12,17%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 10,20%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 7,11%; đồ uống và thuốc lá tăng 7,06%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 5,69%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,07%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 4,87%; dược phẩm, y tế tăng 3,19%; giáo dục tăng 1,44%. Chỉ số giá vàng tăng 11,41%; giá đô-la Mỹ tăng 0,32%.
7. Một số hoạt động trong lĩnh vực xã hội thu được kết quả tốt. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc văn hoá năm học 2007-2008 trong cả nước đã được tổ chức tốt và đang chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008.
Về giải quyết việc làm, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc mở sàn giao dịch việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động với nhiều trình độ khác nhau. Trong 5 tháng đã giải quyết việc làm cho 65 vạn người, bằng 38,2% kế hoạch cả năm, trong đó, xuất khẩu lao động 36 nghìn người, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2007.
Ngành y tế tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè và tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, phòng chống các loại dịch bệnh tiêu chảy cấp, cúm H5N1, sốt xuất huyết, dịch tay-chân-miệng; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phương, tuyên truyền đẩy mạnh chiến dịch vệ sinh môi trường và vệ sinh nơi sinh hoạt.
Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao diễn ra sôi động, tuy nhiên thời gian qua, một số hoạt động thể thao đã bộc lộ sự yếu kém trong tổ chức các giải thi đấu, chất lượng chuyên môn của trọng tài và tình trạng bạo lực trong thi đấu, gây bức xúc trong công chúng.
Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến tích cực, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số bị thương đều thấp hơn cùng kỳ năm 2007.
Một số vấn đề cần chú ý: Tuy 5 tháng đầu năm 2008, một số mặt của nền kinh tế đạt được kết quả tích cực, nhưng các khó khăn, hạn chế đã được nêu trong các tháng trước vẫn còn gay gắt và diễn biến phức tạp, cụ thể :
Một là, giá cả tiếp tục tăng ở mức cao. Chỉ số giá sau khi có dấu hiệu giảm xuống 2,99% trong tháng 3 và 2,2% trong tháng 4-2008, đến tháng 5 lại tăng tới 3,91%. Giá tăng cao trong tháng 5 ngoài nguyên nhân đã nêu trong các tháng trước còn do đột biến giá lương thực toàn cầu. Giá vàng và giá ngoại tệ trong những ngày gần đây cũng có biến động khá lớn. Tình hình trên đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát đã đề ra.
Hai là, nhập siêu của 5 tháng đã ở mức trên 14,4 tỉ USD, cao hơn mức nhập siêu của cả năm 2007 (năm 2007 nhập siêu là 14,12 tỉ USD, bằng 29,0% kim ngạch xuất khẩu) và đang trong xu hướng tiếp tục tăng (nhập siêu 3 tháng đầu năm 2008 là 7,36 tỉ USD, bằng 56,5 kim ngạch xuất khẩu; 4 tháng:11,1 tỉ USD, bằng 60,8%; 5 tháng: 14,4 tỉ USD, bằng 61,6%).
Ba là, khối lượng giải ngân của các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ đều chậm so với tiến độ đề ra. Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư chậm chủ yếu do các dự án có khối lượng hoàn thành nhưng chủ đầu tư và nhà thầu đang làm thủ tục điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, điều chỉnh dự toán, tổng mức đầu tư, giá gói thầu, hợp đồng.../.
Tóm tắt Hồ sơ sự kiện số 34 (25-4-2008)  (03/06/2008)
Triết lý và biện chứng thi đua yêu nước trong quan điểm của Hồ Chí Minh  (03/06/2008)
Quan hệ Việt Nam - Cộng hoà Áo  (03/06/2008)
Làng nghề - tiềm năng lớn của Việt Nam  (03/06/2008)
Làng nghề - tiềm năng lớn của Việt Nam  (03/06/2008)
Quốc hội thông qua 11 Luật và và 2 Nghị quyết quan trọng  (03/06/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên