Làng nghề - tiềm năng lớn của Việt Nam
Trong sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước những năm qua, làng nghề Việt Nam đã có đóng góp không nhỏ. Trong số này, Bộ Biên tập Tạp chí xin trao đổi ý kiến cùng bạn đọc về những câu hỏi, thắc mắc chung quanh vấn đề này.
* Hỏi: Tòa soạn có thể cho biết một khái quát diện mạo làng nghề ở nước ta?
Đáp: Hiện nay, nước ta có hơn 2.000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... trải dài từ Bắc vào Nam. Nó thể hiện rõ bản sắc cũng như đặc trưng diện mạo nông thôn và nhiều đô thị Việt Nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, BếnTre...
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3 tổng số làng nghề cả nước với những sản phẩm nổi danh như: Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng... Miền Trung có điêu khắc Mỹ Xuyên, tranh làng Sình, nón Phú Cam, đá Non Nước, gốm Thanh Hà... ở các tỉnh phía Nam, ven các con sông và ngoại vi thành phố cũng hình thành những làng nghề, khu dân cư với các nghề thủ công lâu đời như đá Bửu Long, gốm Tân Vạn, sơn mài Tương Bình Hiệp; các làng nghề nhân giống, chiết cành, tạo dáng bon-sai nổi tiếng ở Sài Gòn, Bến Tre, An Giang...
* Hỏi: Làng nghề nước ta hiện đang có vị trí thế nào trong nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực kinh tế nông thôn?
Đáp: Những năm qua, các làng nghề truyền thống của Việt Nam có tốc độ phát triển khá mạnh mẽ. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, năm 2008, ước tính đạt xấp xỉ 1 tỉ USD. Các mặt hàng được bán trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm đạt giá trị hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Ước tính các làng nghề Việt Nam đang sử dụng trên dưới 1,5 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và từ 4 - 5 triệu lao động thời vụ. Rõ ràng làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trực tiếp giải quyết việc làm ở nông thôn. Các làng nghề còn góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, tạo ra diện mạo đô thị hóa mới cho nông thôn, để nông dân "ly nông nhưng không ly hương" và làm giàu trên quê hương mình.
Hiện nay, thu nhập của người lao động hưởng lương mỗi tháng ở các làng nghề phổ biến khoảng 1- 2 triệu đồng, nói chung cao hơn nhiều so với những người làm ruộng lúa, đặc biệt là ở vùng đất hẹp người đông như đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, khu vực kinh tế làng nghề còn có thể sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận.
* Hỏi: Những trở ngại vướng mắc nào trong phát triển các làng nghề truyền thống của ta?
Đáp: Dù có những bước tiến đáng kể, song nhìn tổng thể, sự phát triển của các làng nghề Việt Nam vẫn thiếu một định hướng ổn định, bền vững dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún, tự phát. Nguyên nhân lớn nhất là chúng ta thiếu một "nhạc trưởng" chịu trách nhiệm chính trong quy hoạch, phát triển làng nghề thủ công truyền thống.
Hạn chế lớn nhất là khả năng tiếp cận vốn, tìm kiếm thị trường, khả năng sáng tạo mẫu mã, công nghệ mới. Sự khó khăn trong tiếp cận vốn khiến quy mô sản xuất của các làng nghề nhỏ và mang tính thời vụ, ăn xổi dẫn đến tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, làm cho các làng nghề không thể bứt phá, xây dựng những thương hiệu có uy tín.
Việc không tạo dựng được thương hiệu khiến năng lực tiếp cận các thị trường lớn, thị trường mới rất hạn chế, phần lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều phải xuất qua khâu trung gian. Khả năng sáng tạo mẫu mã mới phù hợp với gu thẩm mỹ của các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Đông... lại rất hạn chế nên chỉ thực hiện chức năng gia công thay vì có được những sản phẩm thủ công đúng nghĩa, mang bản sắc văn hóa dân tộc, độc đáo.
* Hỏi: Cần phải làm gì để phát triển kinh tế làng nghề theo đúng định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn?
Đáp: Kinh tế nông thôn gắn liền với nông nghiệp có nhiều hạn chế, nông dân rất khó làm giàu. Làng nghề đã mở ra cho nông dân một hướng làm ăn khác ngay trên mảnh đất của mình.
Để các làng nghề phát triển, cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Bản thân các cơ sở sản xuất ở làng nghề phải biết liên kết với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh ngay trên địa bàn. Từ đó có thể bước ra thị trường và theo sát được nhu cầu của thị trường.
Nhưng vấn đề quan trọng là, Nhà nước với các chính sách, nguồn vốn của mình cần chú trọng đến các doanh nghiệp lớn, đồng thời chăm sóc các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất ở làng nghề. Chỉ khi nào Nhà nước quan tâm thích đáng hỗ trợ phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở làng nghề thôngqua chính sách thông thoáng, nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ giải quyết ô nhiễm môi trường... thì các làng nghề mới phát triển được như mong muốn.
* Hỏi: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã đề ra chương trình cụ thể gì cho phát triển làng nghề?
Đáp: Ngày 20-05-2005, Đại hội lần thứ nhất Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã họp tại Hà Nội, với sự tham gia của 250 đại biểu của các làng nghề, hội và câu lạc bộ ngành nghề và một số nghệ nhân, nhà quản lý, nhà văn hóa quan tâm đến việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.
Đại hội đã đề ra 6 chương trình hành động của Hiệp hội bao gồm chương trình chấn hưng và phát triển làng nghề; phát triển doanh nghiệp làng nghề; xúc tiến thương mại; thông tin; văn hóa - du lịch và đối ngoại. Việc triển khai tốt các chương trình này nhất định góp phần chấn hưng và phát triển làng nghề, bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống Việt Nam./.
Quốc hội thông qua 11 Luật và và 2 Nghị quyết quan trọng  (03/06/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc  (03/06/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc  (03/06/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bắt đầu chuyến thăm Áo  (03/06/2008)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay