Huy động mọi lực lượng khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ
21:24, ngày 17-07-2017
TCCSĐT - Sáng 17-7-2017, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về chủ động đối phó với diễn biến mưa lũ, khắc phục nhanh hậu quả bão số 2. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số bộ, ngành Trung ương. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh họp trực tuyến.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị tích cực, khẩn trương, nghiêm túc của các bộ, ngành, địa phương để ứng phó với cơn bão di chuyển với tốc độ rất nhanh, từ đó góp phần giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản cho người dân. Theo Phó Thủ tướng, bão số 2 không phải cơn bão lớn, nhưng lại có diễn biến rất nhanh, do đó đã gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản.
Để chủ động đối phó với diễn biến mưa lũ, khắc phục nhanh hậu quả bão số 2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tập trung mọi lực lượng, phương tiện của biên phòng, hải quân, tìm kiếm cứu nạn, huy động cả tàu, thuyền trong khu vực để trong thời gian ngắn nhất tìm bằng được những thuyền viên bị nạn trên tàu VTB26 chìm tại Nghệ An. Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, đánh giá thiệt hại do bão số 2; kịp thời hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, trong đó tập trung cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên hỗ trợ gia đình có người bị thiệt mạng, hỗ trợ lương thực, thực phẩm (trong trường hợp cần thiết), không để người dân bị thiếu đói; huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ người dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh sau bão, lũ.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để bảo đảm an toàn tính mạng; chỉ đạo các ngành giao thông vận tải, công thương, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn… tập trung khắc phục các sự cố, nhất là bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc, điện. Cùng với đó, phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho đê điều, hồ đập; yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp, hỗ trợ địa phương khẩn trương triển khai các phương án khắc phục hậu quả bão số 2.
Cứu được 7 người và tìm thấy một thi thể của tàu vận tải VTB26
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến mưa lũ, đôn đốc, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể đối phó với mưa lũ; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khi vượt thẩm quyền. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai phải nhanh chóng rút kinh nghiệm, kể cả những mặt được, mặt còn hạn chế trong tổ chức chỉ đạo, ứng phó kịp thời với mọi diễn biến về thiên tai.
Theo báo cáo của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, bão số 2 đã làm tàu vận tải VTB26 cùng 13 thuyền viên bị chìm. Tàu chở 4.700 tấn than, neo đậu tại khu vực biển Hòn Ngư, Cửa Lò, Nghệ An. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An báo cáo thêm, tàu VTB26 phát tín hiệu cấp cứu lúc 2 giờ 10 phút sáng 17-7, sau đó mất tín hiệu; hiện đã thành lập Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tiền phương và các lực lượng đang tích cực tìm kiếm, tiếp cận để cứu nạn nhân trên tàu.
Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Văn phòng Ủy ban quốc gia Ban Chỉ đạo Trung ương Tìm kiếm cứu nạn cho biết, đã điều động các tàu của biên phòng, cảnh sát biển đến hiện trường; lệnh cho các lực lượng ven bờ sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ nạn nhân gồm SAR 411, CSB 3005, ca nô, xuồng CQ 606; 3 tàu biên phòng 301, 61301, 061201 cùng 4 tàu hàng: Thanh Thành Đạt 35, Lam Hồng 99, Trường An, Sơn Long và 1 tàu cá của ngư dân NA 90786 đang tích cực tìm kiếm quanh khu vực biển Cửa Lò, Cửa Hội, Nghi Thiết. Nhiều tàu cá của ngư dân, xuồng cao tốc cũng được huy động. Cho đến 11 giờ 30 phút ngày 17-7, đã xác định được 7 trong số 13 thuyền viên của tàu VTB 26 bị chìm khi neo đậu ở khu vực biển Hòn Ngư, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, còn sống và một người đã tử vong… Hiện lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian và sóng to, gió lớn để tìm kiếm những người còn lại.
Để chủ động đối phó với diễn biến mưa lũ, khắc phục nhanh hậu quả bão số 2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tập trung mọi lực lượng, phương tiện của biên phòng, hải quân, tìm kiếm cứu nạn, huy động cả tàu, thuyền trong khu vực để trong thời gian ngắn nhất tìm bằng được những thuyền viên bị nạn trên tàu VTB26 chìm tại Nghệ An. Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, đánh giá thiệt hại do bão số 2; kịp thời hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, trong đó tập trung cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên hỗ trợ gia đình có người bị thiệt mạng, hỗ trợ lương thực, thực phẩm (trong trường hợp cần thiết), không để người dân bị thiếu đói; huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ người dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh sau bão, lũ.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để bảo đảm an toàn tính mạng; chỉ đạo các ngành giao thông vận tải, công thương, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn… tập trung khắc phục các sự cố, nhất là bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc, điện. Cùng với đó, phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho đê điều, hồ đập; yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp, hỗ trợ địa phương khẩn trương triển khai các phương án khắc phục hậu quả bão số 2.
Cứu được 7 người và tìm thấy một thi thể của tàu vận tải VTB26
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến mưa lũ, đôn đốc, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể đối phó với mưa lũ; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khi vượt thẩm quyền. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai phải nhanh chóng rút kinh nghiệm, kể cả những mặt được, mặt còn hạn chế trong tổ chức chỉ đạo, ứng phó kịp thời với mọi diễn biến về thiên tai.
Theo báo cáo của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, bão số 2 đã làm tàu vận tải VTB26 cùng 13 thuyền viên bị chìm. Tàu chở 4.700 tấn than, neo đậu tại khu vực biển Hòn Ngư, Cửa Lò, Nghệ An. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An báo cáo thêm, tàu VTB26 phát tín hiệu cấp cứu lúc 2 giờ 10 phút sáng 17-7, sau đó mất tín hiệu; hiện đã thành lập Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tiền phương và các lực lượng đang tích cực tìm kiếm, tiếp cận để cứu nạn nhân trên tàu.
Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Văn phòng Ủy ban quốc gia Ban Chỉ đạo Trung ương Tìm kiếm cứu nạn cho biết, đã điều động các tàu của biên phòng, cảnh sát biển đến hiện trường; lệnh cho các lực lượng ven bờ sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ nạn nhân gồm SAR 411, CSB 3005, ca nô, xuồng CQ 606; 3 tàu biên phòng 301, 61301, 061201 cùng 4 tàu hàng: Thanh Thành Đạt 35, Lam Hồng 99, Trường An, Sơn Long và 1 tàu cá của ngư dân NA 90786 đang tích cực tìm kiếm quanh khu vực biển Cửa Lò, Cửa Hội, Nghi Thiết. Nhiều tàu cá của ngư dân, xuồng cao tốc cũng được huy động. Cho đến 11 giờ 30 phút ngày 17-7, đã xác định được 7 trong số 13 thuyền viên của tàu VTB 26 bị chìm khi neo đậu ở khu vực biển Hòn Ngư, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, còn sống và một người đã tử vong… Hiện lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian và sóng to, gió lớn để tìm kiếm những người còn lại.
Kịp thời ứng cứu người bị nạn
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, một số nơi có mưa lớn từ 132 đến 160 mm. Lượng nước trên các sông hiện ở mức thấp, chưa quá lo ngại. Các hồ chứa hiện vẫn trong ngưỡng an toàn. Tỉnh đang chuẩn bị sẵn sàng máy bơm tiêu úng cục bộ nếu tình trạng ngập úng xảy ra. Diện tích bị ngập úng khoảng 590 ha lúa, 743 ha ngô, mía và các loại cây trồng khác khoảng 100 ha, hiện đang tập trung bơm chống úng. Đường giao thông, đê quai… bị sạt lở nhẹ, không có sự cố lớn.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, tính đến 5h ngày 17-7 bão đã làm 1 người chết (Nguyễn Thị Mai sinh năm 1969 ở khối 8 phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai do mái tôn đè), 2.751 nhà, quán bị tốc mái, trong đó có 1 trụ sở UBND, 1 trạm y tế và 1 trường học; trên 2.000 ha vừng bị đổ, 300 ha dưa hấu bị ngập, 350 ha keo và hàng nghìn cây xanh bị đổ.
Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, vào lúc 2h ngày 17-7, ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh có gió bão mạnh cấp 7, giật cấp 8; tại Hoành Sơn, thị xã Kỳ Anh có gió bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Do ảnh hưởng của bão số 2 nên toàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa từ 7h ngày 15-7 đến 1h ngày 17-7 tại các trạm đo được như sau: Thành phố Hà Tĩnh 214mm; Thạch Đồng 206mm; Kỳ Anh 229mm; Hương Khê 162,8mm; Chu Lễ 70,1mm; Hòa Duyệt 179,5mm; Hương Sơn 119,4mm; Linh Cảm 144,9mm; Cẩm Nhượng 136,2mm; Thạch Đồng 206mm; riêng tại Hoành Sơn có lượng mưa lên đến 343mm.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, tính đến 5h ngày 17-7 bão đã làm 1 người chết (Nguyễn Thị Mai sinh năm 1969 ở khối 8 phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai do mái tôn đè), 2.751 nhà, quán bị tốc mái, trong đó có 1 trụ sở UBND, 1 trạm y tế và 1 trường học; trên 2.000 ha vừng bị đổ, 300 ha dưa hấu bị ngập, 350 ha keo và hàng nghìn cây xanh bị đổ.
Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, vào lúc 2h ngày 17-7, ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh có gió bão mạnh cấp 7, giật cấp 8; tại Hoành Sơn, thị xã Kỳ Anh có gió bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Do ảnh hưởng của bão số 2 nên toàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa từ 7h ngày 15-7 đến 1h ngày 17-7 tại các trạm đo được như sau: Thành phố Hà Tĩnh 214mm; Thạch Đồng 206mm; Kỳ Anh 229mm; Hương Khê 162,8mm; Chu Lễ 70,1mm; Hòa Duyệt 179,5mm; Hương Sơn 119,4mm; Linh Cảm 144,9mm; Cẩm Nhượng 136,2mm; Thạch Đồng 206mm; riêng tại Hoành Sơn có lượng mưa lên đến 343mm.
Theo báo cáo bước đầu của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, địa phương không có thiệt hại về người do cơn bão số 2. Về tài sản, 1 nhà dân và 45 ki-ốt bị sập đổ; 31 nhà dân, 4 trường học và 1 trụ sở Ủy ban nhân dân xã bị tốc mái; 8 cột điện bị đổ; 607 ha lúa và 290 ha hoa màu bị ngập, úng và nhiều cây cối bị đổ ngã. Ngoài ra, toàn tỉnh có 4 tàu cá bị sóng đánh chìm trong khu vực tránh, trú bão (trong đó 3 tàu tại Cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh và 1 tàu tại Cảng Hòn La, tỉnh Quảng Bình). Tại huyện ven biển Lộc Hà do có gió cấp 8, giật trên cấp 8 làm nhiều trường học nhà dân và các công trình phúc lợi, hồ nuôi tôm bị thiệt hại. Tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, nhiều ki-ốt, nhà dân và trường học bị tốc mái; hồ tôm của ông Trần Công Dũng bị sạt lở và ngập lụt ước thiệt hại 40 triệu đồng. Huyện Lộc Hà đã huy động lực lượng chức năng gồm quân đội, công an, dân quân tự vệ cùng người dân tập trung khắc phục hậu quả do cơn bão số 2.
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, cho biết do ảnh hưởng của cơn bão số 2, vùng biển vịnh Hòn La (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) có sóng lớn khiến hàng chục tàu cá của ngư dân bị đánh chìm. Theo báo cáo nhanh của huyện Quảng Trạch, có 26 tàu cá ngư dân xã Quảng Đông bị chìm, 7 tàu hàng bị mắc cạn chưa rõ chủ, 3 sà lan của cảng La bị chìm, 9 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị chìm, 1 tàu vỏ thép của ngư dân xã Cảnh Dương bị đánh chìm. Một tàu lai dắt của lực lượng Hải quân cũng bị đắm làm 7 người bị thương, trong đó có 3 người đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình, 1 người bị gãy chân, số còn lại điều trị tại trạm y tế xã Quảng Đông. Ngay sau khi nhận được thông tin nhiều tàu, thuyền bị chìm, các đơn vị chức năng đã có mặt kịp thời ứng cứu ngư dân. Hàng chục ngư dân trên các tàu bị chìm đã thoát nạn vào bờ an toàn. Đến khoảng 10 giờ ngày 17-7, các lực lượng chức năng đã đến khu vực vịnh Hòn La để tiến hành cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ an toàn tài sản của ngư dân và các chủ tàu hàng
Vận hành các trạm bơm để giảm thiểu úng ngập tại Hà Nội
Vận hành các trạm bơm để giảm thiểu úng ngập tại Hà Nội
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các hồ chứa nước được vận hành cấp nước theo đúng quy trình điều tiết, hiện chưa có hồ chứa nào báo cáo về nguy cơ mất an toàn. Hiện có 82 hồ chứa tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, là trọng điểm về an toàn đập, các địa phương đã triển khai phương án và sẵn sàng vật tư, phương tiện để bảo đảm an toàn.
Tại Hà Nội, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, ghi nhận tại thời điểm 10 giờ ngày 17-7, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa to, một số khu vực nội thành như đoạn Quốc Tử Giám, trước cửa Ủy ban nhân dân phường Thành Công, đê Nguyễn Khoái... đã bị úng ngập, các phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn. Dự báo trong ngày 17-7, Hà Nội tiếp tục có mưa lớn, nhiều khu vực trong nội đô cũng như một số tuyến dẫn vào nội đô có khả năng bị ngập nặng.
Để đối phó với tình trạng ngập sâu có thể xảy ra trên địa bàn Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội đã huy động 100% quân số để ứng trực tại những điểm ngập cố hữu như: Phạm Văn Đồng (trước và đối diện công ty Cầu 7), Phạm Văn Đồng (ngã ba Tân Xuân), Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Đội Cấn, Cao Bá Quát (trước cổng Công ty môi trường), Thụy Khuê (Chu Văn An - dốc La Pho), Tôn Đản (trước cửa khách sạn Thủy Tiên), Quang Trung - Trần Quốc Toản, Nguyễn Chính (từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai), dốc Thanh Đàm, Hoàng Mai (từ ngõ 169 đến đường vào Ủy ban nhân dân phường Hoàng Văn Thụ), Nguyễn Khuyến… để tổ chức thu gom rác tại các hố ga thu, hướng dẫn giao thông, đặt biển cảnh báo mưa ngập.
Theo "kịch bản" thoát nước mùa mưa năm 2017, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội đã triển khai lực lượng ứng trực tại hiện trường để vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy và phối hợp hướng dẫn giao thông. Công ty đã chuẩn bị 72 xe hút, xe stec; 20 máy bơm chìm công suất từ 100m3 - 150m3/giờ, 11 máy phát điện công suất từ 5 - 30KVA; 1 tổ xe bơm di động công suất 1.000m3/giờ và 2 tổ xe bơm di động công suất 1.800m3/giờ; 8 tổ máy bơm di động công suất từ 200m3 - 300m3/giờ và hơn 100 xe ô tô chuyên dùng để sẵn sàng tiêu thoát nước khi có mưa lớn xảy ra trên địa bàn. Các cửa phai hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa… và đập Thanh Liệt đã được mở để điều hòa nước theo quy trình, Trạm bơm Yên Sở, trạm bơm Đồng Bông I đang vận hành các máy bơm để tiêu thoát nước trên hệ thống nhằm hạn chế thấp nhất ngập úng khi có mưa lớn ở Thủ đô./.
Để đối phó với tình trạng ngập sâu có thể xảy ra trên địa bàn Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội đã huy động 100% quân số để ứng trực tại những điểm ngập cố hữu như: Phạm Văn Đồng (trước và đối diện công ty Cầu 7), Phạm Văn Đồng (ngã ba Tân Xuân), Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Đội Cấn, Cao Bá Quát (trước cổng Công ty môi trường), Thụy Khuê (Chu Văn An - dốc La Pho), Tôn Đản (trước cửa khách sạn Thủy Tiên), Quang Trung - Trần Quốc Toản, Nguyễn Chính (từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai), dốc Thanh Đàm, Hoàng Mai (từ ngõ 169 đến đường vào Ủy ban nhân dân phường Hoàng Văn Thụ), Nguyễn Khuyến… để tổ chức thu gom rác tại các hố ga thu, hướng dẫn giao thông, đặt biển cảnh báo mưa ngập.
Theo "kịch bản" thoát nước mùa mưa năm 2017, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội đã triển khai lực lượng ứng trực tại hiện trường để vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy và phối hợp hướng dẫn giao thông. Công ty đã chuẩn bị 72 xe hút, xe stec; 20 máy bơm chìm công suất từ 100m3 - 150m3/giờ, 11 máy phát điện công suất từ 5 - 30KVA; 1 tổ xe bơm di động công suất 1.000m3/giờ và 2 tổ xe bơm di động công suất 1.800m3/giờ; 8 tổ máy bơm di động công suất từ 200m3 - 300m3/giờ và hơn 100 xe ô tô chuyên dùng để sẵn sàng tiêu thoát nước khi có mưa lớn xảy ra trên địa bàn. Các cửa phai hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa… và đập Thanh Liệt đã được mở để điều hòa nước theo quy trình, Trạm bơm Yên Sở, trạm bơm Đồng Bông I đang vận hành các máy bơm để tiêu thoát nước trên hệ thống nhằm hạn chế thấp nhất ngập úng khi có mưa lớn ở Thủ đô./.
Hội thảo quốc tế: Thích ứng với già hóa dân số  (17/07/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 10 đến ngày 16-7-2017  (17/07/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 10 đến 16-7-2017)  (17/07/2017)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên