Hội nghị tập huấn về công tác Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 khu vực phía Bắc
10:40, ngày 13-04-2017
TCCSĐT - Ngày 12-4-2017, tại thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 cho cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông; đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khu vực phía Bắc (từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra).
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, Việt Nam được đánh giá là một trong 6 quốc gia hoàn thành trước thời hạn và là điểm sáng về thực hiện Mục tiêu giảm nghèo trong Mục tiêu thiên nhiên kỷ và có những đóng góp tích cực ngay từ đầu vào quá trình xây dựng các Mục tiêu Phát triển bền vững. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo ở nước ta còn không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc; hệ thống chính sách còn có sự chồng chéo, chia cắt, hiệu quả, hiệu lực chưa cao; nguồn lực đầu tư còn dàn trải, chưa đáp ứng nhu cầu; chính sách chưa khuyến khích thoát nghèo…
Thứ trưởng cho biết, Hội nghị sẽ tập trung phổ biến, trang bị những kiến thức cơ bản về công tác thông tin, truyền truyền Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; nhấn mạnh các sở Thông tin và Truyền thông cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các cấp ủy, chính quyền, các ngành, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân trên cả nước về chương trình giảm nghèo bền vững; đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở về thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo tại địa phương.
Tại Hội nghị, các học viên đã nghe phổ biến về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước trong công tác Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, cách thức tiếp cận giảm nghèo cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững sẽ có nhiều điểm mới cần thực hiện; từ việc xác định đối tượng nghèo (chuyển từ đo lường nghèo dựa vào thu nhập sang đo lường nghèo đa chiều, nhằm đáp ứng mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; thay đổi phương pháp xác định đối tượng từ điều tra thu nhập trực tiếp sáng đánh giá các đặc điểm của hộ gia đình; tăng cường sự tham gia của người dân, phân cấp cho xã công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo), hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo (tổ chức tích hợp chính sách, giảm đầu mối văn bản chính sách; chính sách hỗ trợ thiết kế theo hướng hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả, có thời gian, hạn chế chính sách cho không, tăng chính sách cho vay có hoàn trả; mở rộng chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo) đến việc xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng ban hành các tiêu chí xác định đối tượng, địa bàn; ban hành nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn trung hạn của Chương trình; thống nhất cơ chế tổ chức thực hiện Chương trình, thống nhất bộ máy chỉ đạo, điều hành Chương trình; ban hành khung giám sát, đánh giá Chương trình…
Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 chuyển mạnh từ việc cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh để từng bước vươn lên thoát nghèo; Nhà nước tăng cường trao quyền cho người dân, cộng đồng để phát huy sáng kiến, cách làm hay, phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đi đôi với trách nhiệm giải trình. Nguồn lực thực hiện Chương trình từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu, tuy nhiên việc huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là sự đóng góp của người nghèo cũng đã được thể hiện rõ trong cách thức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình; có sự thống nhất về tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở…
Tại Hội nghị, đại diện của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề cao vai trò của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền các chính sách, các tấm gương, mô hình hay và hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững; đồng thời nhấn mạnh đội ngũ các phóng viên cần thông tin, tuyên truyền một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng, miền, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; đầu tư thời gian công sức, tạo nên tác những tác phẩm hay, có chất lượng để đăng tải trên các phương tiện thông tin, truyền thông và tham dự cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020./.
Thứ trưởng cho biết, Hội nghị sẽ tập trung phổ biến, trang bị những kiến thức cơ bản về công tác thông tin, truyền truyền Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; nhấn mạnh các sở Thông tin và Truyền thông cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các cấp ủy, chính quyền, các ngành, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân trên cả nước về chương trình giảm nghèo bền vững; đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở về thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo tại địa phương.
Tại Hội nghị, các học viên đã nghe phổ biến về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước trong công tác Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, cách thức tiếp cận giảm nghèo cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững sẽ có nhiều điểm mới cần thực hiện; từ việc xác định đối tượng nghèo (chuyển từ đo lường nghèo dựa vào thu nhập sang đo lường nghèo đa chiều, nhằm đáp ứng mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; thay đổi phương pháp xác định đối tượng từ điều tra thu nhập trực tiếp sáng đánh giá các đặc điểm của hộ gia đình; tăng cường sự tham gia của người dân, phân cấp cho xã công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo), hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo (tổ chức tích hợp chính sách, giảm đầu mối văn bản chính sách; chính sách hỗ trợ thiết kế theo hướng hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả, có thời gian, hạn chế chính sách cho không, tăng chính sách cho vay có hoàn trả; mở rộng chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo) đến việc xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng ban hành các tiêu chí xác định đối tượng, địa bàn; ban hành nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn trung hạn của Chương trình; thống nhất cơ chế tổ chức thực hiện Chương trình, thống nhất bộ máy chỉ đạo, điều hành Chương trình; ban hành khung giám sát, đánh giá Chương trình…
Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 chuyển mạnh từ việc cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh để từng bước vươn lên thoát nghèo; Nhà nước tăng cường trao quyền cho người dân, cộng đồng để phát huy sáng kiến, cách làm hay, phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đi đôi với trách nhiệm giải trình. Nguồn lực thực hiện Chương trình từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu, tuy nhiên việc huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là sự đóng góp của người nghèo cũng đã được thể hiện rõ trong cách thức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình; có sự thống nhất về tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở…
Tại Hội nghị, đại diện của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề cao vai trò của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền các chính sách, các tấm gương, mô hình hay và hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững; đồng thời nhấn mạnh đội ngũ các phóng viên cần thông tin, tuyên truyền một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng, miền, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; đầu tư thời gian công sức, tạo nên tác những tác phẩm hay, có chất lượng để đăng tải trên các phương tiện thông tin, truyền thông và tham dự cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020./.
Tổng Bí thư thăm xã đặc biệt khó khăn Ayun của tỉnh Gia Lai  (12/04/2017)
Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc-Morava  (12/04/2017)
Pháp đẩy mạnh tốc độ “xoay trục” sang châu Á  (12/04/2017)
Yêu cầu điều tra vụ ép doanh nghiệp vận tải đóng tiền bảo kê  (12/04/2017)
Tích cực huy động các nguồn lực để chăm lo cho người có công  (12/04/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên