Hội nghị Thứ trưởng tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017
TCCSĐT - Trong hai ngày 23 và 24-02-2017, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị Thứ trưởng tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017 do Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì đã chính thức khai mạc. Đây là hoạt động đầu tiên của tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC trong chuỗi các sự kiện năm APEC 2017 của Việt Nam.
Hội nghị được tổ chức với sự tham dự của 150 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC và các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức khác như Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC)… Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cùng với Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
Chủ đề quốc gia Năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, đề cao dấu ấn góp phần tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng và liên kết trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư và tăng cường cải cách cơ cấu, đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Việt Nam đặt ưu tiên hợp tác trong bốn trụ cột: Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng nhằm đáp ứng nhu cầu liên kết sâu rộng hơn nữa của châu Á - Thái Bình Dương; Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong kỷ nguyên số.
Trên cơ sở các trụ cột ưu tiên quốc gia và Kế hoạch hành động Xê-bu (Cebu), Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tham vấn các nền kinh tế thành viên và các tổ chức quốc tế tập trung vào thảo luận 4 chủ đề gồm: Tài chính cho kết cấu hạ tầng; Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận; Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; và Tài chính toàn diện.
Tại Hội nghị, các thứ trưởng, phó thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC đã thảo luận về các nội dung: Tình hình kinh tế tài chính vĩ mô quốc tế và khu vực; Triển khai Kế hoạch hành động Xê-bu; Đầu tư dài hạn cho kết cấu hạ tầng; Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận; Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai. Ngày 24-02-2017, chương trình Hội nghị tiếp tục với nội dung: Tài chính toàn diện và các vấn đề khác.
Về tình hình kinh tế, tài chính toàn cầu và khu vực, các thứ trưởng và phó thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC đã tập trung thảo luận các vấn đề nổi bật, đều có chung nhận định: (i) Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực mặc dù có những dấu hiệu tích cực, song đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tổng cầu tăng chậm, vấn đề năng suất lao động, bảo vệ môi trường, bất bình đẳng...; (ii) Phản ứng chính sách của các nền kinh tế trong khu vực có nhiều xu hướng khác nhau; và (iii) Nhu cầu hợp tác và phối hợp chính sách vĩ mô trong khu vực là đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tái cân bằng kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế trong khu vực, thúc đẩy thương mại, tham gia chuỗi giá trị gia tăng, tăng cường kết nối khu vực.
Các thứ trưởng tài chính và phó thống đốc Ngân hàng Trung ương đã nghe báo cáo cập nhật tiến độ triển khai Kế hoạch hành động Xê-bu, phê duyệt danh mục các sáng kiến đã được các nền kinh tế thành viên và các tổ chức quốc tế đăng ký triển khai thực hiện và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, và định hướng triển khai các sáng kiến trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Xê-bu. Hội nghị cũng khuyến khích các nền kinh tế thành viên tiếp tục đăng ký các hoạt động, sáng kiến với Ban Thư ký APEC để triển khai trong thời gian tới, đồng thời đề nghị các tổ chức quốc tế dành nhiều hơn nữa các nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nền kinh tế thành viên thực hiện tốt các hoạt động của mình, góp phần hướng tới các mục tiêu chung.
Về chủ đề đầu tư dài hạn kết cấu hạ tầng, các thứ trưởng và phó thống đốc đã chia sẻ kinh nghiệm, tập trung vào cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), tập trung vào vấn đề chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư và các công cụ tài chính, cơ chế giảm thiểu và chia sẻ rủi ro, vai trò của khu vực tư nhân trong thực hiện các dự án PPP. Các thứ trưởng cũng nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác và triển khai các hoạt động trong năm 2017 về vấn đề này.
Sau Hội nghị này, Hội nghị Quan chức Tài chính Cao cấp APEC dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa năm 2017 để thảo luận và đánh giá giữa kỳ về tiến độ triển khai các hoạt động hợp tác trong năm và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng vào tháng 10-2017. Kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính sẽ được báo cáo lên Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào cuối năm 2017./.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà phát biểu: “Hội nghị thứ trưởng tài chính và phó thống đốc Ngân hàng Trung ương hôm nay là sự kiện quan trọng mở đầu cho các hoạt động của Tiến trình Bộ trưởng tài chính APEC 2017. Với tinh thần trách nhiệm và hợp tác hiệu quả, chúng tôi hy vọng rằng các quý vị sẽ đồng hành cùng chúng tôi không chỉ ở trong thời gian diễn ra hội nghị mà là cả tiến trình hợp tác trong năm 2017”. |
Bạc Liêu 20 năm: Xây dựng Đảng, chính quyền  (24/02/2017)
Bạc Liêu 20 năm: Xây dựng Đảng, chính quyền  (24/02/2017)
Cải cách khu vực công - cơ hội và thách thức đối với phụ nữ và công tác hội phụ nữ ở khu vực công  (24/02/2017)
APEC 2017: Kết quả ngày làm việc thứ sáu Hội nghị SOM 1  (23/02/2017)
Tăng cường đối thoại mang tính xây dựng giữa EU và Việt Nam  (23/02/2017)
Việt Nam mong muốn Anh hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao  (23/02/2017)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên