Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX
349 đại biểu ưu tú đại diện cho trên 58 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ đã về dự Đại hội.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội, nêu rõ: Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh Bình Định đã có những bước phát triển mới, khá toàn diện, thế và lực của tỉnh ngày càng được tăng cường.
Đây là những tiền đề cần thiết để Bình Định phát triển mạnh mẽ và vững chắc thời gian tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Đại hội cần nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng những mặt tồn tại, hạn chế khuyết điểm để đề ra biện pháp khắc phục.
Đồng chí Tòng Thị Phóng cho rằng, để tỉnh Bình Định thực hiện đạt các mục tiêu, kế hoạch mà Đại hội tỉnh đề ra trước hết tỉnh cần căn cứ vào tiềm năng lợi thế và tình hình thực tế của địa phương, đề ra những giải pháp đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của tỉnh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất cạnh tranh; xác định các vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong 5 năm tới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý, bên cạnh phát huy tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp, nhất là đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, tỉnh cần tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng tinh chế, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Tỉnh cần tập trung đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu phát triển các dịch vụ vận tải có lợi thế, nhất là dịch vụ cảng biển; tập trung phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và Khu kinh tế Nhơn Hội thu hút đầu tư, triển khai các dự án trọng điểm, tạo bước phát triển đột phá; đồng thời phát triển hài hòa hơn nữa các vùng đô thị, vùng biển, vùng ven biển, vùng đồng bằng, trung du và miền núi để giảm dần khoảng cách giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.
Về mục tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ mới, báo cáo chính trị nêu rõ: Tiếp tục xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung. Giá trị tổng sản phẩm địa phương bình quân hằng năm tăng 8%; trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 12,5 %, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,5%, dịch vụ tăng 6,5%.
Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt từ 3.200 - 3,500 USD; thu ngân sách đạt 11.000 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 4,5 tỷ USD; huy động vốn cho đầu tư toàn xã hội đạt 47% GRDP; tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt 56%; mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 28.000 - 32.000 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 1,5 - 2% (riêng các huyện miền núi giảm trên 4%); giải quyết tốt an sinh xã hội; tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh hằng năm đạt 50% và mỗi năm phát triển đảng viên mới đạt 5% so với tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Trong nhiệm kỳ qua (2010 - 2015) mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, nhưng với sự nỗ lực của của toàn đảng và toàn dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng bình quân hằng năm 9,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40,1 triệu đồng/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, trong đó tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp 27,7%; công nghiệp và xây dựng 30,4% và dịch vụ 41,9%.
Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới; cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường; đời sống an sinh xã hội và quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững ổn định.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX diễn ra đến ngày 16-10./.
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020  (15/10/2015)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII  (15/10/2015)
Hậu Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long  (15/10/2015)
Một số giải pháp cơ bản thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (15/10/2015)
Một số giải pháp cơ bản thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (15/10/2015)
Quảng Ninh phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp vào năm 2020  (15/10/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay