Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 1-12 đến 7-12-2008)
1. Cuộc tập trận chung giữa Nga và Vê-nê-du-ê-la
Ngày 1-12-2008, Hải quân Nga và Vê-nê-du-ê-la có cuộc tập trận chung mang tên “VenRus-2008” trên biển Ca-ri-bê, sát vùng lãnh hải của Mỹ. Cuộc tập trận kéo dài trong 2 ngày này đánh dấu sự hiện diện lần đầu tiên của Hạm đội hải quân Nga tại khu vực mà họ đã vắng bóng kể từ sau khi kết thúc “chiến tranh lạnh”. Trong thời gian tới thăm tàu khu trục mang tên Đô đốc Cha-ba-nen-cô của Nga hồi tuần trước, Tổng thống Đ.Mét-vê-đép và Tổng thống Hu-gô Cha-vet khẳng định, cuộc tập trận lần này “chỉ nhằm bảo đảm an ninh trong khu vực và không nhằm vào các nước thứ ba". Cả hai nguyên thủ tuyên bố, các nước Mỹ La-tinh khác có thể tham gia các hoạt động diễn tập quân sự của họ trong tương lai. Sau cuộc tập trận, trên đường trở về Nga, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến hạm mang tên Đô đốc Cha-ba-nen-cô của Nga đã đi qua kênh đào Pa-na-ma dài 80km nối liền Thái Bình dương với Đại Tây Dương, gửi đi thông điệp mang tính biểu tượng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga trên thế giới.
2. NATO đạt được sự đồng thuận nối lại quan hệ với Nga
Ngày 2-12-2008, Mỹ và Đức đạt được sự thỏa hiệp. Mỹ chấp nhận NATO từng bước nối lại tiếp xúc với Nga để đổi lại việc Đức sẵn sàng cho phép NATO đẩy nhanh tiến trình kết nạp U-crai-na và Gru-di-a. Đây là lần cuối cùng Ngoại trưởng Mỹ C.Rai-xơ dự họp với các ngoại trưởng NATO. Ảnh hưởng suy giảm nhanh của chính quyền của Tổng thống G.W.Bu-sơ thể hiện rõ khi Đức và I-ta-li-a gây sức ép yêu cầu NATO nhanh chóng nối lại đàm phán với Nga bất chấp việc Nga tiếp tục hiện diện tại các vùng lãnh thổ mà NATO coi là của Gru-di-a. Tổng thư ký NATO cho rằng, 26 quốc gia thành viên Khối này đã yêu cầu ông xem xét khả năng tiếp xúc chính trị với Mát-xcơ-va, và Hội đồng Nga - NATO sẽ tái nhóm họp trên cơ sở không chính thức. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, quyết định trên không có nghĩa là NATO đã thay đổi quan điểm về việc Nga “sử dụng vũ lực thái quá” trong cuộc xung đột ở Nam Ô-xê-ti-a đầu tháng 8-2008. Quyết định của NATO được đưa ra vài giờ sau khi EU nối lại các cuộc đàm phán với Nga về một hiệp định đối tác chiến lược, phản ánh lập trường của châu Âu rằng, mọi nỗ lực cô lập một đối tác năng lượng quan trọng có thể làm tổn hại tới các lợi ích của châu Âu.
3. Hội nghị hằng năm với các nhà tài trợ cho Cam-pu-chia
Ngày 3-12-2003, tại Phnông-pênh, Thủ tướng Hun-xen khai mạc Hội nghị hàng năm với các nhà tài trợ cho Cam-pu-chia kéo dài 3 ngày. Trong phát biểu khai mạc, Thủ tướng Cam-pu-chia cho biết, việc cải cách hệ thống tài chính là cần thiết để tiến hành các cải cách khác như trông đợi của nhà tài trợ. Theo kế hoạch cải cách hệ thống tài chính mới, Chính phủ Cam-pu-chia sẽ nhấn mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, cải cách đất đai, cải cách hệ thống pháp lý, phi tập trung hóa và tạo cơ chế giám sát nhiều hơn đối với quá trình sử dụng ngân sách. Đề cập tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đến các nước đang phát triển, Thủ tướng Căm-pu-chia đã dùng hình ảnh “con voi ngã đè lên một con cừu” để chỉ trích gay gắt các nền kinh tế hàng đầu thế giới, chủ yếu là Mỹ, về việc quản lý tài chính tồi tệ. Giám đốc khu vực của WB tại Cam-pu-chia đánh giá cao việc Chính phủ Cam-pu-chia thu ngân sách năm 2008 tăng 30% so với năm ngoái và cấp vốn cho các lĩnh vực công cộng nhanh hơn. Tuy nhiên, Cam-pu-chia cần phải có thay đổi cơ bản trong việc minh bạch hóa thu nhập của ngành dầu khí, là ngành mới nổi lên gần đây.
4. Gần 100 nước ký hiệp ước cấm bom chùm
Ngày 3-12-2008, đại diện của khoảng 100 quốc gia nhóm họp tại Ô-xlô (Na-uy) bắt đầu ký Hiệp ước cấm bom chùm. Tuy nhiên, các quốc gia lớn sản xuất thứ vũ khí này là Mỹ, Nga và Trung Quốc lại từ chối tham gia. Na-uy là quốc gia đầu tiên ký kết. Tiếp đó là Lào và Li-băng, hai nước bị ảnh hưởng nhất vì loại vũ khí này. Được thả từ máy bay hoặc bắn từ các khẩu pháo, bom chùm nổ giữa không trung và phát tán ngẫu nhiên hàng trăm quả bom nhỏ hơn, có kích thức khoảng 8cm. Theo tổ chức quốc tế phục hồi chức năng người khuyết tật, kể từ năm 1965, trên toàn thế giới có khoảng 100.000 người tàn tật hoặc thiệt mạng vì bom chùm, 98% số này là thường dân. Hơn 1/4 nạn nhân là trẻ em do nhầm ầm bom bi là đồ chơi hoặc đồ hộp. Lào, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất vì bom chùm, từng hứng chịu 260 triệu quả bom chùm của Mỹ trong thời gian từ năm 1964 tới 1973. Số lượng bom này tương đương số bom mà một máy bay B-52 chất đầy vũ khí, cứ 8 phút lại thả bom một lần trong suốt 9 năm liền. Sau lễ ký kết tại Ô-xlô, Hiệp ước sẽ được chuyển tới trụ sở chính của Liên hợp quốc ở Mỹ để nhiều nước khác có thể tham gia.
5. Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên
Ngày 3-12-2008, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã gặp nhau tại Tô-ki-ô và nhất trí về việc văn bản hóa điều khoản lấy mẫu hạt nhân trong quá trình kiểm chứng các chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Phái viên Nhật Bản kêu gọi Hàn Quốc và Mỹ hỗ trợ giải quyết vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc hiện đang lâm vào bế tắc. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Crít-tốp-phơ Hin nhấn mạnh sự cần thiết phải văn bản hóa thỏa thuận kiểm chứng hạt nhân Mỹ-Triều. Theo ông, văn bản có thể là 1, 2 hoặc 3 nhưng điều quan trọng là phải rõ ràng, không để xảy ra sự hiểu nhầm. Sau đó ông đã tới Xin-ga-po để gặp Trưởng đoàn CHDCND Triều Tiên Kim Kê Kwan vào ngày 4-12-2008. Cuộc tiếp xúc Triều - Mỹ lần này là sự kiện quan trọng giải quyết những tranh cãi xung quanh vấn đề lấy mẫu hạt nhân - điểm mấu chốt trong nội dung Nghị định thư kiểm chứng.
6. Quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi tích cực
Ngày 4-12-2008, Thủ tướng Nga V.Pu-tin đã có buổi giao lưu với các công dân từ mọi miền của Nga với tư cách là Thủ tướng và Chủ tịch đảng cầm quyền "Nước Nga thống nhất" (ER). Trong khoảng 190 phút, ông đã trả lời nhiều câu hỏi của các công dân. Trong quan hệ với Mỹ, Thủ tướng V.Pu-tin cho rằng, sẽ có những thay đổi tích cực trong quan hệ Nga - Mỹ sau khi chính quyền mới ở Mỹ lên nắm quyền. Về quan hệ với EU, ông V.Pu-tin cho rằng, một trong những điều kiện chính để phát triển tốt đẹp quan hệ Nga - EU là thoát khỏi những sợ hãi của quá khứ mà cho tới nay một số nước Đông Âu mới gia nhập EU tiếp tục gieo rắc. Với U-crai-na, ông V.Pu-tin hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với đối tác U-crai-na và việc trung chuyển khí đốt cho các nước EU sẽ không có trở ngại. Về quan hệ với Gru-di-a, Thủ tướng V.Pu-tin cho rằng, nhân dân Gru-di-a sẽ tự quyết định phải trừng phạt lãnh đạo của nước họ ra sao, vì sự kiện tháng 8 vừa qua là tội ác không những chống lại nước Nga, công dân của Nga, nhân dân Nam Ô-xê-ti-a mà còn là tội ác chống lại nhân dân Gru-di-a. Về quan hệ với các nước Mỹ La-tinh, V.Pu-tin cho rằng chưa thấy sự cần thiết phải xây dựng các căn cứ quân sự thường trực tại Cu-ba và Vê-nê-du-ê-la mặc dù Nga có nhiều khả năng để làm việc đó.
7. Đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ - Trung Quốc
Ngày 4-12-2008, cuộc đối thoại kinh tế chiến lược Trung Quốc - Mỹ lần thứ 5 đã khai mạc tại Bắc Kinh. Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Pôn-xơn đã dẫn đoàn với tư cách là đại diện đặc biệt của nguyên thủ hai nước Trung - Mỹ tham dự cuộc đối thoại. Trong lời phát biểu tại Lễ khai mạc, hai bên nhất trí bày tỏ mong muốn tiếp tục đi sâu trao đổi về những vấn đề quan trọng trong quan hệ kinh tế hai nước, nỗ lực đạt được càng nhiều nhận thức chung và thành quả. Mỹ và Trung Quốc hứa sẽ hợp tác để giải quyết khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc đối thoại lần này diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế và đúng vào thời kỳ chuyển giao chính quyền ở Mỹ, nên rất được mọi người quan tâm. Đây cũng là vòng đối thoại cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ. Hai bên Trung - Mỹ tiến hành thảo luận xoay quanh chủ đề “Đặt nền tảng lâu dài cho quan hệ đối tác kinh tế Trung - Mỹ”.
8. Tổng thống I-rắc thông qua Hiệp định an ninh với Mỹ
Ngày 4-12-2008, Hội đồng Tổng thống I-rắc thông qua bản hiệp định an ninh với Mỹ, theo đó quân Mỹ sẽ rút hoàn toàn khỏi I-rắc vào cuối năm 2011, sẽ chấm dứt sự hiện diện của quân Mỹ trên đất I-rắc kể từ khi cuộc chiến nổ ra năm 2003. Văn bản này đã được Quốc hội thông qua hồi tháng trước sau nhiều vòng đàm phán kéo dài. Hiệp định sẽ được trưng cầu dân ý vào năm tới. Tất cả các văn bản được quốc hội thông qua phải được Hội đồng Tổng thống I-rắc, bao gồm Tổng thống và hai phó Tổng thống, thông qua, nếu không chúng phải được Quốc hội xem xét lại.
Hội đồng cũng bật đèn xanh cho hiệp định hợp tác lâu dài về kinh tế, văn hóa và an ninh giữa hai quốc gia. Cả hai hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau khi hai nước trao đổi công hàm ngoại giao.
9. Ấn Độ nêu tên những kẻ chủ mưu khủng bố Mum-bai
Ngày 4-12-2008, nhà chức trách Ấn Độ cho biết, nhóm chiến binh Lashkar-e-Taiba ở Pa-ki-xtan đã sử dụng một nhân viên do thám người Ấn Độ từ năm 2007 để trinh sát các mục tiêu cho các cuộc tấn công ở thành phố Mum-bai của Ấn Độ. Thông tin này được đưa ra khi Ấn Độ tăng cường an ninh tại các sân bay do có cảnh báo rằng bọn khủng bố dự định cướp máy bay. Tay súng duy nhất còn sống sót là Ai-man A-mi Ca-xap (Ajmal Amir Kasab), 21 tuổi, đã thú nhận với các nhà thẩm vấn rằng hắn đã do thám các địa điểm tại Mum-bai từ mùa thu năm 2007. Ai-man A-mi Ca-xap cho biết hắn đã do thám cả lãnh sự quán Mỹ, sở giao dịch chứng khoán Mum-bai cũng như các địa điểm khác. Ai-man A-mi Ca-xap là người của Lashkar-e-Taiba, nhóm chiến binh đã bị cấm hoạt động ở Pa-ki- xtan. Hắn cũng nêu tên hai trong số những kẻ chủ mưu các vụ tấn công Mum-bai hồi cuối tháng 11-2008. Tổng thống Pa-ki- xtan Da-đa-ri cam kết, sẽ có những hành động mạnh chống lại mọi phần tử ở Pa-ki- xtan tham gia vào vụ khủng bố Mum-bai.
10. Cu-ba sẵn sàng đối thoại với tân Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma
Ngày 5-12-2008, nguyên Chủ tịch Cu-ba Phi-đen Ca-xtrô tuyên bố, Cu-ba có thể đối thoại và sẵn sàng gặp gỡ Ba-rắc Ô-ba-ma bất kỳ khi nào. Tuy nhiên, Phi-đen Ca-xtrô tỏ ý thất vọng về một số nhân vật mà tân Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma lựa chọn vào nội các mới gồm Thượng nghị sĩ Hi-la-ri Clin-tơn-người được chọn làm Ngoại trưởng và Rô-béc Ghết - người sẽ tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong bài luận mới nhất của Phi-đen Ca-xtrô gửi các phương tiện truyền thông Cu-ba, nguyên Chủ tịch Cu-ba viết rằng, Cu-ba không mong đợi chính quyền mới của Mỹ sẽ mang dấu ấn của bạo lực và chiến tranh. Tuy nhiên, ông khẳng định, không thể áp dụng phương pháp “củ cà rốt và cây gậy” đối với Cu-ba.
11. Mỹ thử thành công tên lửa đánh chặn
Ngày 5-12-2008, Mỹ đã thử thành công thêm một ten lửa đánh chặn nhằm vào một tên lửa xuyên lục địa. Tên lửa mục tiêu được phóng đi từ A-la-xka, sau đó bị rượt đuổi và phá hủy bởi một tên lửa đánh chặn được phóng từ căn cứ hải quân Van-đen-béc ở Ca-li-phooc-nia. Vụ thử nghiệm lần này sát với thực tế nhất trong số 13 lần thử tên lửa đánh chặn từ trước tới nay. Vụ thử nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá hoạt động của các tên lửa, ra-đa và các hệ thống bảo đảm khác. Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng, cuộc thử nghiệm này là một bước đi quan trọng trong các kế hoạch lá chắn tên lửa mà Mỹ muốn đặt ở Đông Âu. Trong chiến dịch tranh cử, ông Ba-rắc Ô-ba-ma cam kết sẽ cắt giảm các hệ thống tên lửa phòng thủ chưa được thử thách. Tuy nhiên, sau đó ông nói rằng sẽ ủng hộ các hệ thống tên lửa phòng thủ nếu chúng hoạt động./.
*** Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer Nam Bộ  (07/12/2008)
Cây xanh đô thị - nhu cầu thiết yếu của các thành phố lớn  (06/12/2008)
Việt Nam với những nỗ lực ấn tượng  (06/12/2008)
Cây xanh đô thị - nhu cầu thiết yếu của các thành phố lớn  (06/12/2008)
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”  (05/12/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm