Việt Nam với những nỗ lực ấn tượng
Ngày 5-12-2008, Hội nghị nhóm Tư vấn các nhà tài trợ đã bế mạc với cam kết từ các nhà tài trợ lên đến 5,014,67 tỉ USD (so với 5,4 tỉ USD tại Hội nghị năm 2007), trong đó, viện trợ song phương đạt 1.426,44 triệu USD; EU: 893.48 triệu USD; viện trợ đa phương: 3.338,24 triệu USD. Ốt-xtrây-li-a là nước cam kết tài trợ ODA lớn nhất với 67,32 triệu USD. Các nhà tài trợ hy vọng với số vốn trên có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển, bảo đảm tăng trưởng bền vững.
Trong cuộc họp, Chính phủ Việt Nam và các đối tác đã thảo luận kỹ về tình hình kinh tế cũng như những giải pháp gần đây của Chính phủ Việt Nam trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo và y tế; Hài hòa hóa và hiệu quả viện trợ; Quản trị công và cải cách thể chế trong cuộc chiến chống tham nhũng và các vấn đề về thay đổi khí hậu.
Về tình hình kinh tế - xã hội cũng như các giải pháp của Việt Nam, các đối tác phát triển hoan nghênh những nỗ lực đầy ấn tượng của Việt Nam trong việc vượt qua các tác động tiêu cực của lạm phát cao trong nước, sự tăng trưởng tín dụng nóng cũng như giải quyết tác động của khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu đầu năm 2008.
Ông A-y-a-mi Kô-ni-si (Ayumi Konishi), Giám đốc quốc gia ngân hàng Phát triển châu Á trong bài phát biểu của mình đã chúc mừng Chính phủ Việt Nam điều hành hiệu quả những khó khăn về kinh tế trong năm 2008. Ông khẳng định, cùng với các đối tác phát triển khác, Ngân hàng Phát triển châu Á mong muốn hỗ trợ mạnh mẽ Chính phủ Việt Nam và sẵn sàng làm mọi việc trong khả năng để giúp Việt Nam đảm bảo những khoản chi cần thiết.
Thay mặt Liên minh châu Âu, ông Hervé Bolot, đại sứ Pháp nhấn mạnh, Liên minh châu Âu vẫn cam kết vừa là đối tác lâu dài, vừa là bạn của Việt Nam trong lúc khó khăn cũng như thịnh vượng.
Về vấn đề hài hòa hóa và hiệu quả viện trợ, các đối tác hoan nghênh việc Chính phủ Việt Nam nhanh chóng phê duyệt chương trình Hành động Accra. Trong Hội nghị, các kết quả của đánh giá giám sát gần đây về việc thực hiện Tuyên bố chung Hà Nội đã được phía Việt Nam báo cáo với các đại biểu. Báo cáo cũng khuyến khích các nhà tài trợ sử dụng vốn rộng rãi hơn trong các quy trình thủ tục của Việt Nam và kêu gọi Chính phủ Việt Nam bảo đảm tốt hơn vai trò xã hội dân sự trong việc giám hiệu quả viện trợ.
Đại sứ Ốt-xtrây-li-a tại Việt Nam, ông A-lát-xtơ Cót cho rằng, Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng trên trường quốc tế trong việc cam kết sử dụng viện trợ hiệu quả. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi thực sự trong việc triển khai chương trình viện trợ cấp bộ, ngành và địa phương.
Về việc quản trị và cải cách thể chế, các nhà tài trợ đã điểm lại tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng và cải cách hành chính công của Việt Nam. Hội nghị đã nhất trí cần tiếp tục tọa đàm về vai trò của báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng. Thừa nhận rằng, đấu tranh chống tham nhũng là cuộc chiến tốn thời gian, các nhà tài trợ đã nhất trí về các kế hoạch cụ thể cho ngắn hạn do Chính phủ Việt Nam đề ra và hoan nghênh quyết định mới đây của Việt Nam về việc sẽ phê chuẩn Hiệp ước Chống tham nhũng của Liên hợp quốc.
Thay mặt các đối tác, ông Rôn Béc-man (Rolf Bergman), đại sứ Thụy Điển nêu rõ, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đã thống nhất rằng, cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc chiến không khoan nhượng, cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện những chương trình hành động tiếp theo.
Ông Mít-su-ô Sa-ka-ba (Mitsuo Sakaba), đại sứ Nhật Bản cho rằng, rất đáng khích lệ khi thấy các nhà lãnh đạo của Việt Nam liên tục thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Nhật Bản mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những nỗ lực phòng chống trong vấn đề này.
Về vấn đề biến đổi khí hậu: giảm thiểu rủi ro và thích nghi biến đổi khí hậu, các đại biểu đã hoan nghênh việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia, ứng phó với việc biến đổi khí hậu rất kịp thời của Chính phủ Việt Nam và đánh giá cao việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua chương trình này. Là một thách thức mang tính liên ngành, nên việc có cơ chế phối hợp vận hành tốt là yếu tố xuyên suốt, bảo đảm thực hiện thành công chương trình này.
Đại sứ Đan Mạch, ông Pi-tơ Li-sót Han-sen (Peter Lysholt Hansen) với tư cách là người khởi xướng thảo luận lưu ý rằng, các nhà tài trợ đã sẵn sàng cam kết dành những nguồn lực lớn cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với việc biến đổi khí hậu, thông qua chương trình hỗ trợ trực tiếp ngân sách; các dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật. Các nhà tài trợ cũng cam kết cùng phối hợp để lồng ghép và củng cố các quy trình thủ tục quốc gia nhằm thực hiện Chương trình này. Ông cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần có các chính sách cắt giảm lượng các-bon trong phát triển đô thị, giao thông, nhà ở và công nghiệp, đặc biệt là các chính sách hiệu quả về năng lượng và năng lượng tái tạo.
Trong phiên bế mạc Hội nghị chiều 5-12, ông Giêm A-đam (James Adams) Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho rằng, năm 2009 sẽ có nhiều thách thức và khó khăn hơn nữa nhưng các nhà tài trợ sẽ tiếp tục duy trì những nỗ lực cải cách kinh tế và xã hội và Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng vào điều này. “Cộng đồng các nhà tài trợ cam kết tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam. Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận cởi mở và thẳng thắn. Các nhà tài trợ đã ra về với một niềm tin là Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được hiệu quả sử dụng vốn ODA như trước đây”.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã cảm ơn các đại biểu về những thảo luận thẳng thắn và đầy tính xây dựng. Bộ trưởng khẳng định, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện nay, ổn định nền kinh tế và duy trì mức tăng trưởng tiềm năng cũng như giúp đỡ người dân nghèo vượt qua những khó khăn kinh tế này. Bộ trưởng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam cam kết đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng nhằm bảo đảm khoản tiền của các tài trợ sẽ đạt được hiệu quả tối đa trong lĩnh vực phát triển của mình.
Theo Bộ trưởng, việc thực hiện Chương trình hành động Accra thể hiện rõ việc Chính phủ Việt Nam muốn đóng góp một vai trò quan trọng hơn trong chương trình hài hòa và nâng cao hiệu quả viện trợ. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với việc biến đổi khí hậu và chính những cam kết của cộng đồng các nhà tài trợ đã khuyến khích, hỗ trợ Việt Nam giải quyết những thách thức của vấn đề này./.
Cây xanh đô thị - nhu cầu thiết yếu của các thành phố lớn  (06/12/2008)
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”  (05/12/2008)
Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 thông qua một số văn kiện quan trọng  (05/12/2008)
Công bố 4 Luật vừa được Quốc hội thông qua  (05/12/2008)
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”  (05/12/2008)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm