Đẩy mạnh liên kết ba vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ
Hội nghị giao ban lần này được tổ chức nhằm kiểm điểm việc thực hiện Quy định số 96-QĐ/TW ngày 28-5-2012 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo; Báo cáo thực hiện Quy định số 97-QĐ/TW ngày 28-5-2012 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và người lao động ở các Ban Chỉ đạo; trao đổi thảo luận về vấn đề liên kết vùng; tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng Quy chế liên kết vùng của Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, ngay sau khi có Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị, thường trực các Ban đã kịp thời tổ chức quán triệt và thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, từ đó nội dung hoạt động đã được cải tiến, mang lại hiệu quả thiết thực trong công việc. Cùng với việc kiện toàn, củng cố về nhân sự, hoạt động của các Ban Chỉ đạo đã xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn ba vùng. Riêng với vấn đề liên kết vùng, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là việc hết sức quan trọng và bức thiết, vì vậy các Ban Chỉ đạo cần chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng chương trình liên kết mang tính khả thi, chia sẻ cách làm tốt, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng để hoàn thành tốt nhiệm vụ Trung ương giao.
Đánh giá thực trạng liên kết vùng hiện nay, ý kiến của đại biểu tham dự Hội nghị cho rằng liên kết vùng là vấn đề có tính bức thiết, không chỉ đặt ra đối với các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ mà được nhiều vùng và địa phương khác quan tâm. Hiện nay, tại ba vùng này đã bước đầu có sự phối hợp nhưng nhìn chung, sự liên kết vùng vẫn chưa được phát huy. Trong đó, sự phối hợp giữa các địa phương còn mang tính hình thức, hành chính; thiếu các cơ chế hiệu quả để tạo sự liên kết, thực hiện các cam kết phối hợp; bất cập trong việc phối hợp thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm,…
Từ những bất cập nêu trên, đồng chí Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã nêu bật sự cấp thiết xây dựng quy chế liên kết vùng. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ hiện đã xây dựng dự thảo Quy chế Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó thể hiện các nội dung cụ thể như: hình thức liên kết, nguyên tắc liên kết, các nội dung liên kết, cơ chế liên kết, cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các dự án liên kết vùng…
Đại diện cho địa phương được coi là điển hình về mối liên kết chặt chẽ với các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc liên kết đã mang lại những kết quả thiết thực và trở thành điều kiện và động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Riêng việc liên kết giữa Lâm Đồng với Thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện rất sớm trên các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực,…
Đồng quan điểm về việc cấp thiết phải xây dựng liên kết vùng ở 3 địa bàn trọng điểm nêu trên, đồng chí Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, kinh tế vùng và liên kết vùng nằm trong mối quan hệ chung giữa chức năng nhiệm vụ của chính quyền trung ương và địa phương trong điều kiện vận hành kinh tế thị trường; quy hoạch ngành, quy hoạch vùng kinh tế; liên kết vùng trên cơ sở liên kết vi mô, ngành; phân cấp trung ương và địa phương.
Đồng chí Vương Đình Huệ nhận xét, đây là vấn đề bức thiết vì hiện nay mô hình liên kết kinh tế cấp tỉnh là chính, còn liên kết vùng còn rất yếu. Tuy nhiên, khi xây dựng chương trình liên kết cần phải xem xét cho phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và ngành; dựa trên cơ sở định hướng phát triển vùng, không được phá vỡ quy hoạch tổng thể chung. Động lực của liên kết bao gồm lợi ích tự thân của các tỉnh và lợi ích tổng thể của cả vùng, quốc gia, trong đó nếu làm tốt lợi ích tổng thể sẽ tạo ra lợi ích thiết thân của tỉnh. Ở đây cần khẳng định rõ vai trò của Ban Chỉ đạo như “nhạc trưởng” điều hành trong vấn đề liên kết.
Sau khi nghe những ý kiến nêu trên, đồng chí Vũ Văn Ninh đánh giá, trong liên kết vùng sẽ phải có một số nội dung bắt buộc phải liên kết giữa các tỉnh, các vùng, thậm chí là các nước. Hiện ở nhiều địa phương đã ký kết các chương trình tự liên kết rất mạnh, nhưng có vấn đề không thể tự liên kết như xử lý môi trường sông Đồng Nai, sông Cầu… Nội dung liên kết vùng cần đề ra trong tất cả các lĩnh vực, kinh tế, xã hội, doanh nghiệp, nông dân, xử lý môi trường. Trong đó vấn đề cần quan tâm là phát huy tiềm năng địa phương, vùng và cả nước, phục vụ công tác ổn định xã hội, an ninh quốc phòng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của từng địa phương, vùng và quốc gia.
Để thực hiện hiệu quả mối liên kết các địa phương trong vùng, đồng chí Vũ Văn Ninh cho rằng, ở cấp quốc gia cần có quy định rõ về các vấn đề liên kết phù hợp với yêu cầu cả nước, đặc điểm từng vùng về tự nhiên xã hội; ở cấp địa phương khuyến khích thỏa thuận quy chế liên kết và thực hiện quy chế chung của cả nước, từ đó gắn kết được từng vùng, từng địa phương, bảo đảm phân chia hợp lý quyền lợi giữa các địa phương trong vùng.
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Trần Đại Quang cho biết, Hội nghị thống nhất cao các báo cáo, phát biểu, nhận định kết quả đạt được của 3 Ban Chỉ đạo. Thời gian qua, 3 Ban Chỉ đạo đã triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Quy định 96 của Bộ Chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng lực lượng cán bộ là người dân tộc thiểu số, giải quyết các vấn đề nổi lên ở các vùng dân tộc thiểu số; chủ động phối hợp với các lực lượng công an, quân đội tổ chức tốt nắm tính hình từ xa để kịp thời có chủ trương, đối sách phòng ngừa đấu tranh làm thất bại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; không để tình trạng gây rối, phức tạp xã hội trên các địa bàn; cùng với các bộ, ngành, địa phương giải quyết kịp thời những bức xúc về nhà ở, đất đai, việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,…
Riêng về liên kết vùng, đồng chí Trần Đại Quang nhận định, những ý kiến đóng góp tương đối đầy đủ, và cần được tiếp tục nghiên cứu để đưa ra cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết vùng ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Liên kết vùng sẽ tạo nên mối quan hệ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ,... Vì vậy, việc xây dựng quy chế chặt chẽ trong liên kết vùng và liên kết với các địa phương khác.
Về nhiệm vụ thời gian tới, các Ban Chỉ đạo cần tập trung chỉ đạo, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, giao thông, thủy lợi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chăm sóc sức khoẻ đồng bào dân tộc; xây dựng củng cố hệ thống chính trị, chăm lo đào tạo cán bộ, ưu tiên phát triển các cán bộ người dân tộc người thiểu số, để vừa xây dựng kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm quốc phòng an ninh ở các địa bàn trọng điểm; tổ chức tốt công tác nắm tình hình, bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia,…/.
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi  (13/09/2013)
Chuẩn bị sơ kết Nghị quyết Trung ương về “tam nông”  (13/09/2013)
Việt Nam mong IFC tiếp tục hỗ trợ tài chính, kỹ thuật  (13/09/2013)
Chủ tịch nước gửi thư cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu  (13/09/2013)
Tổ chức chiến dịch nhắn tin “Kết nối Biển Đông”  (13/09/2013)
Khởi công Khu liên hợp VSIP Quảng Ngãi  (13/09/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay