Tổ chức chiến dịch nhắn tin “Kết nối Biển Đông”
Thông tin trên được Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Đoàn Văn Thái, thông báo chiều 13-9, tại Hà Nội.
Chiến dịch “Kết nối Biển Đông” thực hiện từ ngày 15-9 đến ngày 14-10 với mục tiêu vận động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để mua thiết bị thông tin liên lạc hỗ trợ ngư dân, giúp ngư dân sớm nắm bắt thông tin, chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, ứng phó với thiên tai, góp phần cổ vũ ngư dân bám biển, phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Chiến dịch tập trung vào các hoạt động: Hỗ trợ trang bị một số thiết bị thông tin cho các tàu đánh cá để theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, kịp thời thoát ra khỏi vùng nguy hiểm khi có bão, áp thấp nhiệt đới; góp phần đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, đặc biệt trong và sau thiên tai cho tàu thuyền của ngư dân đánh bắt xa bờ; hỗ trợ các cơ quan chức năng chỉ đạo, điều hành, cảnh báo, ứng phó với thiên tai và tuyên truyền phổ biến kiến thức tới ngư dân.
Người dân có thể ủng hộ Chiến dịch qua các hình thức: Nhắn tin qua Cổng Thông tin điện tử Nhân đạo quốc gia với cú pháp BD hoặc BIENDONG gửi 1400, mỗi tin nhắn có giá trị 10.000 đồng. Ủng hộ trực tiếp bằng hiện vật gồm các trang thiết bị vô tuyến sóng ngắn Icon, thiết bị thông tin, liên lạc lắp đặt cho tàu thuyền đánh cá trên biển.
Ủng hộ trực tiếp bằng tiền qua tài khoản của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, số 82 Nguyễn Du, Hà Nội, số tài khoản 120 10 000036656, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch 1. Ủng hộ trực tuyến bằng tài khoản Ngân hàng thông qua Cổng thanh toán - Ví điện tử VTC Pay tại http://redcross.org.vn/ketnoibiendong hoặc https://pay.vtc.vn/ketnoibiendong.
Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình (Bộ Thông tin và Truyền thông) Hoàng Vĩnh Bảo, cho biết thêm: Trung bình mỗi năm Việt Nam chịu ảnh hưởng của 10 cơn bão, 5 đợt áp thấp nhiệt đới, trong đó nhiều cơn bão cường độ mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, tạo ra mối e ngại cho ngư dân khi ra khơi, ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ghi nhận từ các ngành chức năng: Việt Nam hiện có khoảng 130.000 tàu khai thác hải sản trên biển, trong đó có chưa tới 10% được trang bị thiết bị thông tin liên lạc. Tuy nhiên, do sợ ảnh hưởng đến ngư trường khai thác, người dân thường không sử dụng các thiết bị định vị vệ tinh được trang bị, gây nhiều khó khăn cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra./.
Khởi công Khu liên hợp VSIP Quảng Ngãi  (13/09/2013)
Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa là tấm gương cho giới khoa học  (13/09/2013)
Thủ tướng Singapore kết thúc tốt đẹp thăm Việt Nam  (13/09/2013)
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (13/09/2013)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý Luật phá sản sửa đổi  (13/09/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh rất coi trọng hợp tác với Cuba về tư pháp  (13/09/2013)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên