Hà Nội triển khai các giải pháp bảo vệ Hoàng Thành Thăng Long
Hà Nội tiếp tục mở rộng diện tích khai quật khảo cổ học, nhất là tại khu thành cổ Hà Nội, tăng cường nghiên cứu làm rõ giá trị các di tích kiến trúc thời Tiền Nguyễn trên trục trung tâm của Cấm thành Thăng Long.
Trong năm 2013, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội chủ trì phối hợp với Viện Khảo cổ học thực hiện khai quật tại khu vực xây dựng đường hầm và bãi đỗ xe của công trình Nhà Quốc hội và mở rộng khai quật khu vực Điện Kính Thiên.
Thành phố giao Trung tâm bảo tồn di sản thường xuyên quản lý vùng đệm và vùng chuyển tiếp, đảm bảo sự an toàn và cảnh quan hài hòa với di sản, tiến tới mở rộng vùng đệm, vùng chuyển tiếp phía Bắc, Đông và Nam khu di sản.
Để đảm bảo thống nhất trong quản lý, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã được giao thẩm quyền quản lý toàn bộ vùng đất thuộc khu di sản.
Ủy ban nhân dân thành phố cũng đang thực hiện di chuyển các hộ dân hiện đang sinh sống trong khu di sản ra phía ngoài trên cơ sở vận động tự nguyện và có các chính sách đền bù thỏa đáng, hợp lý.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã bàn giao gần 77ha/96ha diện tích đất để các đơn vị liên quan bố trí xây dựng trụ sở làm việc do phải di dời ra khỏi khu Thành cổ Hà Nội gồm: tại xã Đại Mỗ, Tây Mỗ huyện Từ Liêm 74,3ha để xây dựng Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương và một số nơi thuộc xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm; đường Thụy Khuê (Tây Hồ).
Thành phố đang tiếp tục công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao 20ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm để bố trí xây dựng Trung tâm thể thao quân đội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các chuyên gia UNESSCO, chuyên gia vùng ILede France (Pháp), các chuyên gia Nhật Bản xây dựng xong dự thảo kế hoạch quản lý khu di sản và hiện đã hoàn thiện ý kiến tham vấn từ các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý để chuẩn bị trình phê duyệt.
Ngoài ra, Trung tâm này cần có kế hoạch giám sát số lượng khách du lịch có khả năng tăng rất nhanh và đột biến trong thời gian tới. Hiện nay, việc quản lý đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực như: Việc bàn giao hồ sơ, hiện vật, kết quả nghiên cứu; quy hoạch tổng thể mặt bằng; ô nhiễm môi trường bởi lá cây, bùn, cỏ, rêu phong; thi công công trình vướng vũng lõi di sản; di chuyển khu biệt thự…
Hà Nội cũng đang có nhiều kiến nghị, đề xuất với nhiều bộ, ngành liên quan để giải quyết những khó khăn trên./.
Quy định 5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp  (12/07/2013)
Kẻ mất, người được  (12/07/2013)
Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ nguồn nước sông Mekong  (12/07/2013)
Đan Mạch sẽ giải ngân 100 triệu USD cho Việt Nam  (12/07/2013)
Mỹ - Trung kết thúc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế  (12/07/2013)
EC đưa ra đề xuất về xây dựng liên minh ngân hàng  (12/07/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên