Kẻ mất, người được
19:51, ngày 12-07-2013
TCCSĐT - Những diễn biến mới đây nhất đã khiến Ai Cập lại trở thành tâm điểm trong giai đoạn mới của làn sóng chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông. Sau khi lật đổ Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohammed Morsi), giới quân sự ở Ai Cập không trực tiếp nhiếp chính mà đề nghị Chủ tịch Tòa án hiến pháp làm tổng thống tạm quyền. Vị tổng thống này cũng đã ấn định thời gian tiến hành tổng tuyển cử, cho dù chưa thể lập nổi chính phủ mới.
Hiện Ai Cập đang đứng trước nguy cơ nội chiến do lực lượng Anh em Hồi giáo và những người ủng hộ ông M. Mơ-xi chống đối quyết liệt. Về bản chất, hành động lật đổ Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi là một cuộc đảo chính quân sự. Và sau cuộc đảo chính đó, đất nước Ai Cập đã bị đẩy trở lại thời điểm trước khi phe Anh em Hồi giáo thắng thế trong cuộc bầu cử Quốc hội và ông M. Mơ-xi đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống. Có thể nói, phía bị mất nhiều nhất trong sự kiện này ở Ai Cập là lực lượng Hồi giáo, cụ thể là tổ chức Anh em Hồi giáo nói riêng và lực lượng Hồi giáo ở cả khu vực nói chung.
Kể từ khi bùng nổ làn sóng chính biến bắt đầu từ Tuy-ni-di (Tunesia) đến nay, phe Hồi giáo đã thắng thế và trỗi dậy mạnh mẽ. Họ lên nắm quyền nhưng lại không chứng tỏ được khả năng cầm quyền để giải quyết các vấn đề đặt ra, cũng như hóa giải các mâu thuẫn trong xã hội, hòa giải sắc tộc và tôn giáo. Kinh nghiệm lịch sử ở Ai Cập và ở An-giê-ri (Algeria) trong những năm 1992-1993 cho thấy, nếu chính quyền mới không lôi kéo được họ vào giải pháp chính trị cho vấn đề quyền lực thì lực lượng này sẽ ngày càng cực đoan và bạo lực hơn trong cuộc đối kháng với chính quyền mới. Cho nên thất bại này của lực lượng Hồi giáo ở Ai Cập cũng đồng thời là thất bại của lực lượng Hồi giáo nói chung trong cả khu vực.
Một nguyên nhân nữa khiến phe Hồi giáo bị thất bại là do họ không còn tranh thủ và tập hợp được tất cả những lực lượng và phe cánh chính trị khác trong xã hội để tranh giành quyền lực với chính thể cũ. Trái lại, chính những lực lượng và phe cánh chính trị ấy giờ lại cùng với phía ủng hộ chính thể cũ chống lại họ. Bên được lợi nhiều nhất từ cuộc đảo chính quân sự này ở Ai Cập là phía A-rập Xê-út và phe Pha-ta (Fatah) ở Pa-le-xtin cũng như trong chừng mực nhất định còn cả phía Chính phủ Xy-ri. Cùng với việc có người thuộc phe cánh của mình được bầu làm thủ lĩnh phe chống đối Chính phủ ở Xy-ri, đánh bại đối thủ chính trị được Ca-ta ủng hộ, A-rập Xê-út đã bớt đi địch thủ đáng gờm cả về chính trị lẫn quân sự ở Ai Cập và nhờ đó vượt lên trên Ca-ta về vai trò và ảnh hưởng tới diễn biến của làn sóng chính biến ở khu vực. Chính phủ Xy-ri nhờ đó cũng được lợi bởi ông M. Mơ-xi đã công khai đứng về phía lực lượng chống đối Chính phủ ở Xy-ri. I-xra-en cũng phần nào bớt lo ngại vì chính quyền mới vừa tôn trọng Hiệp ước hòa bình Camp David lại vừa không thân thiết với Ha-mát (Hamas) ở Pa-le-xtin và Héc-bô-la (Hizbollah) ở Li-băng như chính thể vừa bị lật đổ.
Phương Tây bị đẩy vào tình thế khó xử và vì thế dẫn tới những phản ứng chậm chạp, lúng túng và chung chung về sự việc này. Chính phủ các nước phương Tây, từ Mỹ đến các thành viên EU, đều tránh sử dụng ngôn từ "đảo chính quân sự". Họ đều đã từng ủng hộ cựu Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) rồi lại rất “hể hả” khi ông này bị lật đổ trong "Mùa Xuân A-rập". Họ cũng vui mừng không kém khi ông Mô-ha-mét Mơ-xi được bầu làm tổng thống, nhưng rồi lại không hài lòng với cách cầm quyền của ông.
Việc hạ bệ ông M. Mơ-xi và truất quyền của phe Hồi giáo dù hợp ý của các nước phương Tây, nhưng họ lại không thể công khai ủng hộ đảo chính quân sự. Bởi nếu coi đó là cuộc đảo chính quân sự, Mỹ không thể tiếp tục viện trợ quân sự hằng năm 1,3 tỷ USD cho Ai Cập, mà chỉ có tranh thủ được giới quân sự ở Ai Cập thì Mỹ mới bảo hộ được an ninh cho I-xra-en và có được đồng thời nhiều con chủ bài trong ván bài chính trị - an ninh địa chiến lược ở khu vực này cũng như trong thế giới A-rập. Cái bị mất đối với họ chính là sự bộc lộ bản chất đạo đức giả tạo và lá mặt lá trái. Nga và Trung Quốc thuộc phe được lợi bởi họ có thể đánh giá và xem xét sự kiện này theo chiều hướng nào cũng đều được. Cuộc đảo chính này ở Ai Cập vì thế đã đảo lộn cả cục diện tình hình ở trong nước cũng như ở cả khu vực./.
Kể từ khi bùng nổ làn sóng chính biến bắt đầu từ Tuy-ni-di (Tunesia) đến nay, phe Hồi giáo đã thắng thế và trỗi dậy mạnh mẽ. Họ lên nắm quyền nhưng lại không chứng tỏ được khả năng cầm quyền để giải quyết các vấn đề đặt ra, cũng như hóa giải các mâu thuẫn trong xã hội, hòa giải sắc tộc và tôn giáo. Kinh nghiệm lịch sử ở Ai Cập và ở An-giê-ri (Algeria) trong những năm 1992-1993 cho thấy, nếu chính quyền mới không lôi kéo được họ vào giải pháp chính trị cho vấn đề quyền lực thì lực lượng này sẽ ngày càng cực đoan và bạo lực hơn trong cuộc đối kháng với chính quyền mới. Cho nên thất bại này của lực lượng Hồi giáo ở Ai Cập cũng đồng thời là thất bại của lực lượng Hồi giáo nói chung trong cả khu vực.
Một nguyên nhân nữa khiến phe Hồi giáo bị thất bại là do họ không còn tranh thủ và tập hợp được tất cả những lực lượng và phe cánh chính trị khác trong xã hội để tranh giành quyền lực với chính thể cũ. Trái lại, chính những lực lượng và phe cánh chính trị ấy giờ lại cùng với phía ủng hộ chính thể cũ chống lại họ. Bên được lợi nhiều nhất từ cuộc đảo chính quân sự này ở Ai Cập là phía A-rập Xê-út và phe Pha-ta (Fatah) ở Pa-le-xtin cũng như trong chừng mực nhất định còn cả phía Chính phủ Xy-ri. Cùng với việc có người thuộc phe cánh của mình được bầu làm thủ lĩnh phe chống đối Chính phủ ở Xy-ri, đánh bại đối thủ chính trị được Ca-ta ủng hộ, A-rập Xê-út đã bớt đi địch thủ đáng gờm cả về chính trị lẫn quân sự ở Ai Cập và nhờ đó vượt lên trên Ca-ta về vai trò và ảnh hưởng tới diễn biến của làn sóng chính biến ở khu vực. Chính phủ Xy-ri nhờ đó cũng được lợi bởi ông M. Mơ-xi đã công khai đứng về phía lực lượng chống đối Chính phủ ở Xy-ri. I-xra-en cũng phần nào bớt lo ngại vì chính quyền mới vừa tôn trọng Hiệp ước hòa bình Camp David lại vừa không thân thiết với Ha-mát (Hamas) ở Pa-le-xtin và Héc-bô-la (Hizbollah) ở Li-băng như chính thể vừa bị lật đổ.
Phương Tây bị đẩy vào tình thế khó xử và vì thế dẫn tới những phản ứng chậm chạp, lúng túng và chung chung về sự việc này. Chính phủ các nước phương Tây, từ Mỹ đến các thành viên EU, đều tránh sử dụng ngôn từ "đảo chính quân sự". Họ đều đã từng ủng hộ cựu Tổng thống Ai Cập Hô-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) rồi lại rất “hể hả” khi ông này bị lật đổ trong "Mùa Xuân A-rập". Họ cũng vui mừng không kém khi ông Mô-ha-mét Mơ-xi được bầu làm tổng thống, nhưng rồi lại không hài lòng với cách cầm quyền của ông.
Việc hạ bệ ông M. Mơ-xi và truất quyền của phe Hồi giáo dù hợp ý của các nước phương Tây, nhưng họ lại không thể công khai ủng hộ đảo chính quân sự. Bởi nếu coi đó là cuộc đảo chính quân sự, Mỹ không thể tiếp tục viện trợ quân sự hằng năm 1,3 tỷ USD cho Ai Cập, mà chỉ có tranh thủ được giới quân sự ở Ai Cập thì Mỹ mới bảo hộ được an ninh cho I-xra-en và có được đồng thời nhiều con chủ bài trong ván bài chính trị - an ninh địa chiến lược ở khu vực này cũng như trong thế giới A-rập. Cái bị mất đối với họ chính là sự bộc lộ bản chất đạo đức giả tạo và lá mặt lá trái. Nga và Trung Quốc thuộc phe được lợi bởi họ có thể đánh giá và xem xét sự kiện này theo chiều hướng nào cũng đều được. Cuộc đảo chính này ở Ai Cập vì thế đã đảo lộn cả cục diện tình hình ở trong nước cũng như ở cả khu vực./.
Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ nguồn nước sông Mekong  (12/07/2013)
Đan Mạch sẽ giải ngân 100 triệu USD cho Việt Nam  (12/07/2013)
Mỹ - Trung kết thúc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế  (12/07/2013)
EC đưa ra đề xuất về xây dựng liên minh ngân hàng  (12/07/2013)
IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng kỷ lục  (12/07/2013)
Thế giới những ngày qua: Gia tăng bãi công, biểu tình, bạo loạn  (12/07/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên