Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ nguồn nước sông Mekong
Sáng ngày 12-7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mekong năm 2013 nhằm đánh giá quá trình hoạt động của Việt Nam trong nỗ lực tăng cường hợp tác về quản lý và phát triển bền vững nguồn nước. Tham dự hội nghị có đại diện một số bộ, ngành Trung ương; các tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên thuộc lưu vực sông Mekong.
Theo Ủy ban sông Mekong, hợp tác Mekong - Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2013 đã có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố và phát triển. Đây cũng là giai đoạn mà cả thế giới đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để kỷ niệm hai thập kỷ "Ngày Nước Thế giới" đồng thời mở màn "Năm hợp tác quốc tế vì nước".
Tại Việt Nam và khu vực, nhiều sự kiện quốc tế quan trọng có chủ đề về nước đã được tổ chức như: Hội thảo các nước Á - Âu về quản lý nước và lưu vực sông - cách tiếp cận tăng trưởng xanh; lễ kỷ niệm ngày nước thế giới; cuộc họp nhóm công tác hạ nguồn sông Mekong - Mỹ lần thứ 4; Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai về nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Thái Lan…
“Trong các sự kiện này, lãnh đạo cấp cao các nước đã cam kết và thể hiện quyết tâm cao trong việc tăng cường hợp tác về quản lý và phát triển bền vững nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên biên giới”, đại diện Ủy ban sông Mekong nhấn mạnh.
Tuy vậy, Ủy ban sông Mekong cũng thẳng thắn thừa nhận bên cạnh những thuận lợi, thì tình hình hợp tác Mekong cũng đang đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của việc sử dụng nước trong lưu vực đã và đang tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực lên môi trường cần được giải quyết triệt để.
Từ mối quan ngại trên, Chánh văn phòng thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam Lê Đức Trung cho biết, thời gian tới Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với các quốc gia ở khu vực thượng lưu, đặc biệt là trong việc thúc đẩy triển khai nghiên cứu của Ủy hội về quản lý và phát triển bền vững sông Mekong; tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược và đối tác đối thoại; tích cực tham gia với sáng kiến hợp tác quốc tế, khu vực như Mekong - Nhật Bản, Mekong - Mỹ, GMS, ASEM...
Song song với đó, Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng tăng cường trao đổi thông tin, số liệu và kết quả của các chương trình hợp tác của Ủy hội với các chiến lược, kế hoạch quốc gia; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thành viên lồng ghép các kết quả của Ủy hội, phối hợp với Ủy hội trong các hoạt động liên quan đến hợp tác Mekong; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Hiệp định Mekong 1995; tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bộ, ngành, địa phương thành viên trong hoạt động hợp tác phát triển bền vững sông Mekong./.
Đan Mạch sẽ giải ngân 100 triệu USD cho Việt Nam  (12/07/2013)
Mỹ - Trung kết thúc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế  (12/07/2013)
EC đưa ra đề xuất về xây dựng liên minh ngân hàng  (12/07/2013)
IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng kỷ lục  (12/07/2013)
Thế giới những ngày qua: Gia tăng bãi công, biểu tình, bạo loạn  (12/07/2013)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay