Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 20-7 đến ngày 26-7-2009)
1. Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 42
Trong 2 ngày 19 và 20-7-2009, tại Phu-kẹt, Thái Lan đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 42 với chủ đề “Cùng hành động ứng phó với các thách thức toàn cầu”. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã kiểm điểm tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai Hiến chương ASEAN, cũng như việc triển khai kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin tháng 2-2009. Các Bộ trưởng cũng nhất trí về phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với các Kế hoạch tổng thể và từng trụ cột Cộng đồng, và Kế hoạch công tác giai đoạn II về Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển, nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng vào năm 2015. Hội nghị cũng khẳng định ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Các Bộ trưởng hoan nghênh việc ngày càng nhiều nước ở các khu vực quan tâm đến khu vực Đông Nam Á và một số nước đang tích cực triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) ở Đông Nam Á… Các Bộ trưởng nhấn mạnh, cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác để triển khai hiệu quả Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), vì mục tiêu lâu dài là xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và không có vũ khí hạt nhân. Các Bộ trưởng cũng nhất trí về hướng phát triển tương lai của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), trên nền tảng những thành tựu của Diễn đàn sau 15 năm.
2. Nga và Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên
Ngày 21-7-2009, trong cuộc hội đàm tại Mát-xcơ-va giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga A-na-tô-li Xéc-điu-cốp (Anatoly Serdiukov) và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Li Xang Hi (Lee Sang-hee), hai bên đã thảo luận chi tiết vấn đề an toàn hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và giữ lập trường giống nhau là cần phải biến bán đảo Triều Tiên thành khu vực phi hạt nhân. Phía Nga cho rằng lối thoát ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay là nối lại cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Bộ trưởng Li Xang Hi tuyên bố hành động khiêu khích của Triều Tiên đang đe dọa an ninh quốc tế và Bình Nhưỡng cần phải quay lại tham gia cuộc đàm phán sáu bên. Hai bên đã bàn các vấn đề liên quan đến quan hệ hợp tác quốc phòng và kỹ thuật - quân sự giữa Nga và Hàn Quốc, trong đó có triển vọng ký chương trình phát triển hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật - quân sự và việc Nga giúp Hàn Quốc đào tạo sĩ quan.
3. Nga và Mi-an-ma hợp tác trong lĩnh vực sử dụng hạt nhân vào mục đích hòa bình
Ngày 21-7-2009, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, An-đrây Nét-ste-ren-cô, tuyên bố Nga và Mi-an-ma sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực sử dụng hạt nhân vào mục đích hòa bình vì việc này không trái với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và quy định của IAEA. Ông Nét-ste-ren-cô cho rằng không có cơ sở pháp lý nào để cấm Nga hợp tác với Mi-an-ma trong việc sử dụng hạt nhân vào mục đích hòa bình và IAEA cũng chưa từng cảnh báo Mi-an-ma vi phạm quy chế cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Năm 2007, Nga đã ký với Mi-an-ma Hiệp định về việc thiết lập Trung tâm nghiên cứu hạt nhân và sẽ tiếp tục thức hiện chương trình này. Hiệp đinh đã ký giữa Nga và Mi-an-ma quy định rõ, Nga sẽ giúp Mi-an-ma thiết kế, thi công xây dựng một trung tâm nghiên cứu hạt nhân trên lãnh thổ Mi-an-ma.
4. Báo cáo của Liên hợp quốc về các biện pháp nhằm ngăn chặn tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh trừng sắc tộc và những tội ác chống lại loài người
Ngày 21-7-2009, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun trình lên Đại Hội đồng Liên hợp quốc bản báo cáo về một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn những tội ác như diệt chủng, chiến tranh, thanh trừng sắc tộc và những tội ác chống lại loài người. Ông đồng thời nhấn mạnh, đã đến lúc các nước phải biến lời nói thành hành động, thực hiện trách nhiệm bảo vệ con người khỏi những tội ác này. Được các nhà lãnh đạo thế giới thỏa thuận hồi năm 2005, "trách nhiệm bảo vệ" (còn được gọi tắt là R2P) buộc các nước phải có trách nhiệm bảo vệ người dân của họ tránh tội ác diệt chủng và những vụ lạm dụng khác về nhân quyền, đồng thời đòi hỏi có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế nếu trách nhiệm này không được thực hiện.
5. Mỹ và ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC)
Ngày 22-7-2009, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với ASEAN, 6 năm sau khi Trung Quốc ký văn kiện này. Các Ngoại trưởng ASEAN coi động thái này là một dấu hiệu cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với hòa bình và an ninh trong khu vực. Như vậy, Mỹ mở ra trang sử mới với ASEAN, vì trong quá khứ, Ngoại trưởng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống G.W.Bu-sơ đã hai lần không tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Việc ký TAC sẽ mở đường cho Mỹ hiện diện trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và sẽ được xem là đối trọng với sức mạnh không ngừng được khẳng định của Trung Quốc. Là quốc gia đầu tiên ngoài khối ký kết TAC năm 2003, ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực liên tục gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngay từ tháng 2-2009, bà Clin-tơn tuyên bố, chính quyền Mỹ sẽ theo đuổi TAC, bởi ASEAN coi đây là cam kết mang tính biểu tượng với khu vực.
6. Ðề xuất giải pháp hòa bình cho Hôn-đu-rát
Ngày 22-7-2009, cuộc thương lượng lần ba giữa đại diện Tổng thống bị phế truất và Tổng thống lâm thời Hôn-đu-rát kết thúc với "Tuyên bố San Hose" của Tổng thống Cô-xta Ri-ca trong vai trò trung gian hòa giải, yêu cầu phục chức cho Tổng thống bị phế truất M.Dê-lai-a trong vòng 24 giờ tới. Theo đó, Tổng thống Dê-lai-a về nước trong ngày 24-7-2009 để đảm đương nhiệm kỳ hiện nay (kết thúc vào tháng 1-2010); lập chính phủ liên hiệp vào ngày 27-7; tổ chức bầu cử Tổng thống ngày 28-10; ân xá cho các phần tử tham gia đảo chính vừa qua... Tổng thống Cô-xta Ri-ca coi đây là đề xuất cuối cùng cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Hôn-đu-rát. Tuy nhiên, đến nay, chính phủ lâm thời vẫn giữ quan điểm không thể phục chức cho ông Dê-lai-a. Bất chấp điều này, ngày 25-7, Tổng thống bị lật đổ của Hôn-đu-rát, ông M.Dê-lai-a đã trở lại biên giới đất nước lần thứ hai nhằm gây áp lực với phe đối lập về việc phục chức cho ông. Chính phủ lâm thời đã siết chặt phong tỏa ngăn những người ủng hộ đến gặp ông Dê-lai-a tại cửa khẩu biên giới Lát Ma-nốt (Las Manos) nối Ni-ca-ra-goa với Hôn-đu-rát.
7. Nga sẵn sàng hợp tác với NATO trong hoạt động chống cướp biển cũng như về vấn đề Áp-ga-ni-xtan
Ngày 22-7-2009, tại Brúc-xen, trong phiên họp của Hội đồng Nga - NATO ở cấp đại sứ, đại diện thường trực Nga tại NATO, ông Đmi-tri Rô-gô-din tuyên bố, Nga sẵn sàng hợp tác với NATO trong hoạt động chống cướp biển cũng như về vấn đề Áp-ga-ni-xtan. Đại diện Nga đã đưa ra các đề xuất thực tế về hợp tác trong cuộc chiến chống cướp biển, trong đó Nga ủng hộ việc soạn thảo một cơ sở pháp lý quốc tế chống cướp biển, bao gồm cả khả năng thành lập một tòa án hình sự quốc tế xét xử cướp biển. Ngoài ra, trong khuôn khổ khôi phục quan hệ đối tác quân sự với NATO, Nga đề nghị phối hợp hành động giữa chỉ huy tàu chiến của Nga với các nước NATO và Liên minh châu Âu (EU) tham gia chống cướp biển ở vùng bờ biển Xô-ma-li, bao gồm cả trao đổi thông tin tổ chức tuần tra chung giữa các tàu chiến Nga và NATO tại Vịnh A-đen, cải thiện liên lạc giữa các tàu này và tổ chức huấn luyện chung cho các binh sĩ tham gia nỗ lực nhằm đập tan các cuộc tấn công của cướp biển đối với các tàu thương mại.
8. Ô-xtrây-li-a và ASEAN ghi nhớ giai đoạn hai của Chương trình hợp tác phát triển ASEAN - Ô-xtrây-li-a (AADCP II) với tổng giá trị 57 triệu AUD
Ngày 23-7-2009, Ô-xtrây-li-a và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký bản ghi nhớ về việc thực hiện giai đoạn hai của Chương trình hợp tác phát triển ASEAN - Ô-xtrây-li-a (AADCP II) với tổng giá trị 57 triệu AUD. Văn kiện có thời hạn 7 năm (từ năm 2008 đến năm 2015) này đã được Ngoại trưởng Ô-xtrây-li-a Xtê-phen Xmít (Stephen Smith) và người đồng cấp Thái Lan Ca-xít Pi-rô-mi-a (Kasit Piromya) ký bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và các đối tác tại Phu-kệt, Thái Lan. AADCP II là chương trình trợ giúp đơn lẻ lớn nhất của Ô-xtrây-li-a dành cho ASEAN, thể hiện cam kết của Ô-xtrây-li-a giúp đỡ các thành viên kém phát triển hơn trong ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Giai đoạn một của chương trình, trị giá 45 triệu AUD và được thực hiện từ năm 2002 đến năm 2008, đã giúp tăng sự hội nhập kinh tế trong khu vực, đồng thời tăng cường mối liên kết kinh tế và thương mại của khu vực với Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân. Ngoài ra, chương trình cũng giúp ASEAN giải quyết những thách thức phát triển trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường.
9. Bô-li-vi-a sẽ thành lập một trường quân sự của Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ (ALBA) để ngăn chặn ảnh hưởng quân sự của Mỹ
Ngày 23-7-2009, phát biểu trước báo giới tại thủ đô La Pát (La Paz), Tổng thống Bô-li-vi-a, ông Mô-ra-lết, cho biết ý tưởng trên sẽ được trình bày tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9-2009 của ALBA do Bô-li-vi-a đăng cai. Ông khẳng định, Trường Phòng thủ khu vực do ALBA thành lập dựa vào học thuyết riêng của nhóm này. Theo ông, trong thế kỷ 21 này vẫn còn lực lượng vũ trang tại Mỹ La-tinh phụ thuộc vào Bộ Chỉ huy phương Nam của Mỹ là không thể chấp nhận được. ALBA là cơ chế liên kết trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau với ưu tiên chống đói nghèo và thúc đẩy hội nhập kinh tế, xã hội và chính trị giữa các nước Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, do Vê-nê-xu-ê-la và Cu-ba khởi xướng năm 2004 như là một sự lựa chọn thay thế Khu vực Thương mại Tự do châu Mỹ (FTAA) do Mỹ đề xuất. Cho đến nay, ALBA có chín thành viên chính thức.
10. In-đô-nê-xi-a công bố Tổng thống S. Ít-hô-i-ô-nô đắc cử
Sôi động các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28-7-1929 - 28-7-2009)  (29/07/2009)
Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn có vai trò và sứ mệnh đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (*)  (29/07/2009)
Nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" được tổ chức trong cả nước  (29/07/2009)
Tổng kim ngạch xuất khẩu 2009: 64,6 tỉ USD – một thách thức lớn  (28/07/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm