Lạm phát và phòng, chống lạm phát ở Trung Quốc
Chỉ sau vài thập kỷ mở cửa và đổi mới nền kinh tế, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu tăng trưởng về kinh tế rất ngoạn mục, đạt ở mức trên hai con số trong những năm gần đây. Thế nhưng, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang phải đối mặt với một nguy cơ lạm phát cao.
Tình trạng lạm phát ở Trung Quốc trong những năm gần đây
Giá hàng tiêu dùng tại Trung Quốc đã tăng 1,2% chỉ trong 1 tháng, từ tháng 12-2007 đến tháng 1-2008. Giá các mặt hàng không phải là thực phẩm tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so với tình hình lạm phát khoảng hơn 10 năm về trước là 24% (năm 1994) thì dường như Trung Quốc đã tìm ra được một liều thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Thế nhưng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, tình hình lạm phát của Trung Quốc chưa thật sự khả quan. Bởi vì, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập niên trở lại đây.
Cuối năm ngoái, đầu năm nay, mùa đông tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua ở đất nước đông dân nhất thế giới đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp thực phẩm, dẫn đến việc giá cả tăng 18%. Các trận bão tuyết lớn đã khiến giao thông đình trệ, mùa vụ thất thu, gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Giá dịch vụ tại Trung Quốc cũng đã tăng 2,6%, phản ánh chi phí nhân công ở nước này đang có xu hướng tăng. Theo các chuyên gia kinh tế, tháng Giêng vừa qua, giá thực phẩm tăng vọt (18,2%) so với cùng kỳ năm ngoái; giá ngũ cốc tăng 5,7% và giá dầu ăn tăng tới 37,1%. Riêng giá thịt lợn tăng kỷ lục, lên tới 58,8% Từ năm 1996 trở lại đây, Trung Quốc duy trì một tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được, khoảng 7%. Nhưng đến cuối năm 2007, mức lạm phát đã nhích lên 7,1%. Điều đó cho thấy dấu hiệu của sự lạm phát bắt đầu gia tăng ở Trung Quốc.
Hậu quả và nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát ở Trung Quốc dường như đang gia tăng, mặc dù Chính phủ nước này đã đưa ra nhiều giải pháp cấp bách nhằm “hạ nhiệt” nền kinh tế được coi là phát triển “quá nóng” trong vòng một thập niên trở lại đây. Các chính sách khuyến khích nông dân tăng cường chăn nuôi lợn, hay quyết định tăng lãi suất đồng nội tệ lên gấp 6 lần từ năm 2007 đều là những giải pháp hỗ trợ nhằm khắc phục lạm phát ở Trung Quốc. Một đất nước được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, nhưng các nhà xuất khẩu vẫn không thể chịu được sức ép tăng giá trong nước nên đã buộc phải tăng giá hàng, khiến “bão giá” đã bắt đầu lan sang cả Mỹ, châu Âu và trên phạm vi toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế, thực phẩm là một vấn đề nhạy cảm ở các quốc gia đang phát triển, vì nó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong ngân quỹ chi tiêu của người nghèo. Ở Trung Quốc, số tiền bỏ ra để mua lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 30% tổng số chi tiêu của dân chúng nói chung; còn những người thu nhập thấp, tỷ lệ này lên tới 50%. Điển hình là vào thời kỳ từ năm 1988 đến giữa thập niên 90, vật giá leo thang đã mang lại những hậu quả xã hội xấu ở Trung Quốc, như biểu tình phản kháng và gây rối.
Theo tính toán, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc đã lên tới 7,1% trong tháng Giêng năm 2008 và sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Đây là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc, vì một nguyên nhân quan trọng khiến tình hình lạm phát của Trung Quốc gia tăng là giá lương thực, thực phẩm trong năm vừa qua đã tăng rất cao, trung bình là 18%. Tuy nhiên, lạm phát của Trung Quốc vẫn chưa vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng nếu Chính phủ nước này dùng biện pháp ngăn không cho hàng hóa được bán ra nước ngoài thì điều đó hiển nhiên sẽ có tác động tiêu cực đối với các thị trường trên toàn cầu. Bởi vì, hàng hóa Trung Quốc chiếm một tỷ lệ lớn tổng hàng hóa thế giới. Mặt khác, nếu giảm thiểu lượng cung ứng lương thực, thực phẩm trên thị trường nội địa thì điều đó sẽ làm tăng áp lực lạm phát đối với các mặt hàng này ở nhiều nước khác, vì Trung Quốc là nước xuất khẩu thực phẩm nhiều nhất thế giới. Chỉ tính riêng năm 2006, lượng rau quả xuất khẩu của Trung Quốc chiếm đến 12% tổng số rau quả được mang ra mua bán trên thị trường thế giới Những giải pháp phòng, chống lạm phát của Trung Quốc Lạm phát và tăng trưởng “quá nóng” là hai người bạn đồng hành, và là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc, vì nó đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Trước tình hình đó, Trung Quốc đang và sẽ thực thi nhiều biện pháp cấp bách nhằm “giảm nhiệt” cho nền kinh tế. Đặc biệt, Chính phủ nước này rất chú trọng việc siết chặt kiểm soát vĩ mô để kiềm chế giá cả leo thang. Đây là một nội dung chính đã được Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XI ở Bắc Kinh vừa mới diễn ra.
Theo đó, Chính phủ Trung Quốc ưu tiên thực thi các chính sách tài chính ổn định, minh bạch và siết chặt chính sách tiền tệ trong năm 2008 và những năm tiếp theo. Cần nhớ rằng, đây là lần đầu tiên trong mười năm qua, chính sách tiền tệ được siết chặt và đưa vào báo cáo công tác của Chính phủ nước này.
Theo một nguồn tin khác, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu kiềm chế mức tăng giá hàng tiêu dùng xuống dưới 4,8% trong năm nay. Đây là một mục tiêu không hề dễ dàng thực hiện. Nhưng để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ sẽ ưu tiên các lĩnh vực liên quan tới đời sống nhân dân, an sinh xã hội nhằm thu hẹp chênh lệch thương mại và hạn chế việc cung ứng tiền lưu thông trên thị trường Thủ tướng Ôn Gia Bảo cam kết, sẽ cho phép tỷ giá đồng nhân dân tệ được biến động linh hoạt hơn, đồng thời giảm chi phí nhập khẩu và nâng giá xuất khẩu. Theo dự đoán, đến cuối năm 2008, tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô-la có thể tăng, khoảng 7,12 nhân dân tệ/ 1 đô-la so với mức 6,6 nhân dân tệ/ 1 đô-la như hiện nay. Tình trạng phát triển “quá nóng” vẫn là thách thức hàng đầu đối với nền kinh tế của nước này; đồng thời, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự quản lý yếu kém và cách biệt giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn cũng là vấn đề mà Chính phủ Trung Quốc đang hướng tới quan tâm giải quyết. Nhưng nhiệm vụ hàng đầu của việc quản lý kinh tế vĩ mô trong năm nay là ngăn chặn tăng trưởng kinh tế “quá nóng” và kiềm chế cơ cấu giá cả để tránh lạm phát cao. Thủ tướng Ôn Gia Bảo yêu cầu mở rộng việc kiểm soát giá cả một số mặt hàng như thực phẩm, xăng dầu, điện và các loại hàng hóa khan hiếm khác. Đồng thời, Chính phủ sẽ tăng trợ cấp cho nông dân và áp đặt các biện pháp hạn chế cơn sốt đầu tư vào nhà máy, xí nghiệp, đất đai và các tài sản cố định khác. Theo đó, Trung Quốc sẽ giảm tăng trưởng từ mức 11,4% năm 2007 xuống còn 8% trong năm 2008.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đứng trước những thách thức lớn như: đầu tư tăng quá nhanh, cán cân thanh toán quốc tế mất cân đối, vật giá leo cao, sức ép lạm phát,... nên nhiệm vụ giảm lạm phát càng trở nên khó khăn hơn, mặc dù ngăn chặn tình trạng lạm phát gia tăng được Chính phủ Trung Quốc ưu tiên hàng đầu trong năm 2008. Theo đó, cần đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng và thực hiện các chính sách bảo đảm cuộc sống ổn định cho người lao động có thu nhập thấp, ưu tiên hơn nữa vào các lĩnh vực liên quan tới đời sống nhân dân như giáo dục, việc làm, khám chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, tăng thêm thu nhập... Cụ thể, bắt đầu triển khai miễn học phí cho học sinh tiểu học nông thôn, tiến tới miễn toàn bộ học phí cho học sinh cả nước theo chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc; mở rộng sản xuất các mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc và dầu ăn; dành 562,5 tỉ nhân dân tệ (tương đương 79 tỉ đô-la) trong năm tài chính 2008, tăng 30% so với năm ngoái, để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống.../.
Cần giải pháp thống nhất cho nền kinh tế  (21/03/2008)
Từ "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" năm 1848 đến thực trạng giai cấp công nhân ở Mỹ và Ca-na-đa những năm đầu thế kỷ XXI  (20/03/2008)
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân  (20/03/2008)
Cần giải pháp thống nhất cho nền kinh tế  (20/03/2008)
Hội thảo công bố kết quả đánh giá 3 năm chương trình HIV/AIDS  (20/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên