Xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2012 tăng 26,3% so với cùng kỳ
17:42, ngày 28-03-2012
TCCSĐT - Nhằm đánh giá tình hình xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2012, đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu, chiều ngày 27-3-2012, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị giao ban xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2012. Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Thành Biên dự và chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết: năm 2012, kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục diễn biến khó lường, dẫn đến kinh tế Mỹ, EU vẫn trong tình trạng trì trệ; thu nhập và tiêu thụ giảm sút, đơn hàng và nhập khẩu giảm. Vấn đề này, ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, do dự báo được tình hình trên, ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ và các bộ, ngành tập trung triển khai đồng bộ và quyết liệt trong triển khai các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tạo động lực trong sản xuất phát triển; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu… Vì vậy, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát, giá cả nhiều mặt hàng đã được kiểm soát và có xu hướng giảm; nhiều sản phẩm công nghiệp và nhóm hàng hóa mới có chiều hướng tăng trưởng nhanh.
Theo báo cáo tại Hội nghị, so với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong quý I-2012 tăng trưởng 23,6%, với 8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (thủy sản, cà phê, dầu thô, dệt may, da dày, máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và các loại linh kiện máy móc thiết bị phụ tùng); kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản quý ước đạt 2,58 tỷ USD, tăng 10%; kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến ước đạt 5,58 tỷ USD, tăng 33,2%… đây là một kết quả tích cực so với tình hình khó khăn chung. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu của một số mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản lại giảm mạnh so với cùng kỳ như: xuất khẩu gạo giảm 42,5% về lượng và về trị giá, cà phê giảm 10% về lượng và giảm 12 trị giá, sắn giảm 10% về lượng và 18,5% về trị giá. Về thị trường xuất khẩu, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu tới thị trường châu Mỹ đạt 3,03 tỷ USD, tăng 29,8%; thị trường châu Âu đạt kim ngạch 3,29 tỷ USD, tăng 31%, thị trường châu Á đạt kim ngạch 7,86 tỷ USD, tăng 32,7%; thị trường châu Phi đạt kim ngạch 237,5 triệu USD, tăng 58,7% và thị trường châu Đại dương đạt kim ngạch 357,6 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ.
Đánh giá một cách tổng quát và khách quan cho thấy: nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản vẫn có thuận lợi về giá nên mặc dù lượng xuất khẩu tiếp tục giảm dần nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm vẫn tăng 10% so với cùng kỳ. Xuất khẩu nhóm hàng chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng 39% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 62,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại di động tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao (đạt 2,86 tỷ USD) và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, tăng 180% và là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước có xu hướng chậm lại: nếu như trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu của khối này chỉ tăng nhẹ là 5,4% thì tính chung cả 3 tháng, xuất khẩu chỉ còn tương đương so với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm 2011, trong khi đó, khối doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục đạt tăng trưởng cao (43%) so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu 8 tháng liên tiếp kể từ tháng 8-2011. Với kết quả tổng kim ngạch 3 tháng đầu năm mới đạt 22% kế hoạch năm, do đó để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu mà Quốc hội đã thông qua là 13% còn cần nhiều nỗ lực cố gắng từ các Bộ, ngành, doanh nghiệp.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn thì xúc tiến thương mại được xem là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường. Nhưng, kinh phí xúc tiến thương mại năm 2012 rất hạn chế. Theo thông báo của Bộ Tài chính, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012 chỉ được bố trí 15 tỷ đồng, tương đương với 27,3% so với năm 2011 và 12,5% so với năm 2010. Từ việc kinh phí bị cắt giảm lớn như vậy, là một trở ngại cho việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, giá hàng xuất khẩu hàng hóa năm 2012 có xu hướng giảm sau khi đã tăng mạnh trong năm 2011, vấn đề này tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với lĩnh vực phải nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu… Kết quả này, đã cho thấy một số khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu năm nay.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc và đưa ra một số đề nghị trong cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, tài chính, tín dụng. Ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch hiệp hội Da dày và ông Nguyễn Thái Học - Chủ tịch hiệp hội Điều Việt Nam, cho rằng: trong bối cảnh chung của thế giới và trong nước thì những kết quả đạt được trong lĩnh vực xuất khẩu quý I-2012 là tín hiệu mừng đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Để kết thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, cần tháo gỡ một số vướng mắc đó là: hiện nay các doanh nghiệp đang cần một số vốn lớn, tuy nhiên mặc dù lãi suất đã hạ, nhưng so với nhu cầu của doanh nghiệp thì mức lãi suất hiện nay vẫn còn cao; mặt khác, khả năng tiếp cận vay vốn là một trong những khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, cần xem lại chính sách thất nghiệp sao cho hợp lý, bởi hiện nay các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Một vấn đề cần có cách tháo gỡ, đó là: tình trạng tăng giá trong thu phí container hàng xuất khẩu của các hãng tàu một cách đột ngột không qua thương lượng, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp; tiếp tục hướng dẫn thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường đối với những mặt hàng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên đánh giá cao những kết quả đạt được của các doanh nghiệp trong nỗ lực xuất khẩu hàng hóa trước tình hình khó khăn chung. Thứ trưởng cho biết: thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tiếp tục triển khai một số biện pháp trong lãi suất và tín dụng, các giải pháp về thị trường, tài chính để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hợp lý, đạt hiệu quả, trong đó ưu tiên đối với một số ngành có thế mạnh; tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương triển khai các biện pháp đã và đang triển khai để đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu, góp phần bảo đảm và đạt chỉ tiêu đã đề ra năm 2012.
Tại Hội nghị, Bộ Công thương đã trao tặng Bằng khen cho các 21 tập thể và 29 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát xuất nhập khẩu, giảm dần nhập siêu năm 2011./.
Đắk Lắk phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập  (28/03/2012)
Nhớ về chiến thắng Quảng Trị 1972  (28/03/2012)
Xây dựng thành phố Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, xứng tầm vị thế trung tâm của tỉnh  (28/03/2012)
Công, tư lẫn lộn  (28/03/2012)
Xây dựng Quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc  (28/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên