Thành lập Chính phủ mới ở Hy Lạp
17:22, ngày 11-11-2011
TCCSĐT - Ngày 10-11-2011, các lực lượng chính trị tại Hy Lạp đã nhất trí chỉ định cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, Lucas Papademos làm Thủ tướng Hy Lạp lâm thời.
Những người biểu tình dương cao lá cờ ở trước tòa nhà Quốc hội Hy Lạp nhằm phản đối các biện pháp thắt chặt kinh tế và tham nhũng ở Athens
|
Việc chỉ định trên được thực hiện sau khi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã chính thức tuyên bố từ chức, tối 9-11-2011, mở đường cho việc thành lập một chính phủ mới trên cơ sở liên minh của nhiều chính đảng.
Trong bài phát biểu tuyên bố từ chức được truyền hình trực tiếp tới dân chúng Hy Lạp, Thủ tướng George Papandreou đã chúc người sẽ thay thế mình và Chính phủ mới thành công trong việc đưa Hy Lạp thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay, đồng thời khẳng định, sẽ sát cánh và ủng hộ Chính phủ mới trong giai đoạn khó khăn.
Việc chọn ai làm người thay thế ông George Papandreou cũng là một vấn đề khiến các chính đảng tại Hy Lạp tranh cãi quyết liệt. Trước khi cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu ông Lucas Papademos làm Thủ tướng Hy Lạp lâm thời đã có tin Chủ tịch Quốc hội Philippos Petsalnikos sẽ là người được chọn tuy nhiên sau đó nhiều nghị sỹ, trong đó có các nghị sỹ thuộc Đảng Xã hội (PASOK) cầm quyền đã phản đối đề cử trên với lý do ng P.Petsalnikos là người có lập trường gần gũi với cựu Thủ tướng George Papandreou, đồng thời cũng là một trong những thành viên sáng lập Đảng Xã hội (PASOK) cùng với cựu Thủ tướng Andreas Papandreou – cha của ông George Papandreou.
Phát biểu sau khi được chỉ định, Thủ tướng lâm thời L.Papademos đã kêu gọi người dân Hy Lạp đoàn kết để góp phần giải quyết các vấn đề lớn mà nước này đang phải đối mặt vào "thời khắc mang tính sống còn" hiện nay.
Ông L.Papademos cho biết, nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ mới do ông lãnh đạo sẽ là thực hiện thỏa thuận về gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và kêu gọi sự ủng hộ rộng rãi hơn nữa đối với Chính phủ đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, ông L.Papademos còn cho rằng, tư cách thành viên của Hy Lạp tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ bảo đảm được sự ổn định tiền tệ tại đất nước đang nợ nần chồng chất này và sẽ hỗ trợ cho quá trình điều chỉnh kinh tế đang gặp khó khăn.
Như vậy, ông L.Papademos sẽ đứng đầu chính phủ đoàn kết dân tộc mới tại Hy Lạp, với nhiệm vụ tiếp nhận gói cứu trợ có điều kiện trị giá 130 tỉ euro của EU trước khi tiến hành một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn. Trước đó, các Chính đảng ở Hy Lạp đã thỏa thuận cuộc tổng tuyển cử này dự kiến sẽ được tổ chức ngày 19-2-2012, tuy nhiên, theo ông L.Papademos, đây chỉ là thời gian tham khảo.
Các quan chức châu Âu ngay lập tức đã có phản ứng tích cực với những diễn biến mới ở Hy Lạp. Trong một tuyên bố chung, Chủ tịch Thường trực EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cho rằng, thỏa thuận về việc thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc sẽ mở ra một chương mới đối với đất nước Hy Lạp, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là Chính phủ mới của Hy Lạp phải gửi một thông điệp mạnh mẽ, để thuyết phục các đối tác châu Âu rằng, Athens sẽ thực hiện những gì đã cam kết nhằm giảm nợ công.
Theo thỏa thuận đạt được với Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 10 vừa qua, Hy Lạp sẽ nhận được 100 tỉ euro tiền cho vay từ Eurozone, được xóa nợ tổng cộng 100 tỉ euro và được nhận các cam kết cho vay trị giá 30 tỉ euro từ các chính phủ thành viên khu vực.
Đổi lại, Hy Lạp phải siết chặt các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" vốn là nguyên nhân làm nổ ra các cuộc biểu tình trên đường phố và bất ổn chính trị khiến chính phủ phải từ chức. Bất ổn chính trị và sự bế tắc trong tiến trình thành lập chính phủ mới cũng đã khiến EU ngừng cấp các khoản vay cho Athens.
Thông qua việc thành lập Chính phủ mới, các chính đảng ở Athens đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các đối tác và cộng đồng quốc tế rằng, người Hy Lạp hiểu rõ trách nhiệm của mình và hiểu rõ sự cần thiết phải hợp tác trong giai đoạn khó khăn hiện nay./.
Liên minh châu Âu hạ dự báo tăng trưởng toàn khu vực  (11/11/2011)
Chủ tịch nước tham dự Hội nghị APEC  (11/11/2011)
Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến tích cực về sức khỏe bà mẹ và trẻ em  (11/11/2011)
Cung cấp 12.000 máy tính nối mạng miễn phí cho người dân nông thôn  (11/11/2011)
Chủ tịch nước đã kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc  (10/11/2011)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay