Chủ tịch nước tham dự Hội nghị APEC
17:17, ngày 11-11-2011
TCCSĐT - Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama và Phu nhân, tối 10-11-2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân đã rời Busan kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc và bắt đầu lên đường tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 19 tổ chức tại Hawaii, Mỹ từ ngày 10 đến ngày 13-11-2011.
Châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới
|
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị APEC lần này với vị thế không ngừng được nâng cao tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, trong đó có APEC.
Việc Chủ tịch Trương Tấn Sang dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự Hội nghị cấp cao APEC 19 nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có APEC. Đồng thời, cũng là dịp để Việt Nam thúc đẩy quan hệ chính trị, thương mại, đầu tư với các đối tác, làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với các thành viên APEC.
Đối với Việt Nam, Hội nghị APEC có một ý nghĩa hết sức quan trọng bởi APEC không chỉ là khu vực viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài mà còn là khu vực chiếm 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Thêm vào đó, hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của Việt Nam là các nền kinh tế thành viên của APEC.
Với những yếu tố trên, APEC ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
Chuyến tham dự Hội nghị cấp cao APEC 19 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lần này mang theo một thông điệp rõ ràng với thế giới. Đó là qua 25 đổi mới đã đưa Việt Nam tiến những bước dài vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập, đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác vì phát triển và liên kết kinh tế của ASEAN, của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế hội nhập sâu, rộng và là đối tác đáng tin cậy ở khu vực và trên thế giới với những cam kết mạnh mẽ mở cửa, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của sản xuất và dịch vụ toàn cầu. Việt Nam đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và các khuôn khổ pháp lý bảo đảm sự vận hành của cơ chế thị trường, tạo ra môi trường bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Có thể nói, hơn 20 năm phát triển, hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương được coi là một trục quan trọng trong quá trình liên kết kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn cùng nguy cơ trở lại của xu thế bảo hộ mậu dịch, APEC với vai trò là Diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nhất trí tập trung vào chủ đề của năm nay là "Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại" với việc tập trung vào ba vấn đề trọng tâm là đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xanh và nâng cao hợp tác và đồng bộ về chính sách giữa các nền kinh tế.
Năm 2011 cũng là năm tiếp tục đánh giá những bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển của APEC, qua đó khẳng định vị thế và vai trò của APEC tại khu vực và trong nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị cấp cao APEC 19 lần này sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo APEC trao đổi phương thức hợp tác trong tương lai, đề ra những biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế của khu vực, giúp các nền kinh tế tăng trưởng và hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt đối với những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam./.
Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến tích cực về sức khỏe bà mẹ và trẻ em  (11/11/2011)
Cung cấp 12.000 máy tính nối mạng miễn phí cho người dân nông thôn  (11/11/2011)
Chủ tịch nước đã kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc  (10/11/2011)
Dấu mốc quan trọng để thúc đẩy quan hệ Việt-Hàn  (10/11/2011)
Tăng mức phạt hành chính để bảo đảm tính răn đe  (10/11/2011)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay