Áp-ga-ni-xtan tìm kiếm sự trợ giúp an ninh của Ấn Độ
Trong những tháng gần đây, quan hệ giữa Ấn Độ và Áp-ga-ni-xtan đã có những bước chuyển mới, quan trọng, nhằm mở rộng quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, đáng chú ý là các sự kiện: tháng 1-2011, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Xô-ma-na-ha-li Ma-lai-a Cri-xna thăm chính thức Ca-bun; đầu tháng 2-2011, Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai có chuyến thăm chính thức Ấn Độ và tiến hành các cuộc đàm phán với Thủ tướng Ấn Độ Ma-mô-han Xinh (Manmohan Singh). Trong các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và Áp-ga-ni-xtan, Niu Đê-li khẳng định thái độ sẵn sàng tiếp tục giúp đỡ chính quyền hiện nay ở Ca-bun để khôi phục và phát triển đất nước. Phía Ấn Độ luôn trung thành với những cam kết dài hạn nhằm tái thiết và phát triển Áp-ga-ni-xtan, tiếp tục giúp đỡ Chính phủ Áp-ga-ni-xtan trong việc xây dựng một nhà nước độc lập, dân chủ và hòa bình. Điều đó đã được nêu rõ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhân kết thúc các cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Ấn Độ Ma-mô-han Xinh và Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của ông đầu tháng 2-2011. Tổng thống Áp-ga-ni-xtan cũng bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ của Ấn Độ và đánh giá cao tầm quan trọng của sự hợp tác giữa hai nước.
Trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai, hai bên đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược nhằm tăng cường các quan hệ song phương. Đây là kết quả sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ Man-mô-han Xinh (Manmohan Singh) với Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai (Hamid Karzai) đang ở thăm Niu Đê-li. Phát biểu sau cuộc gặp, Thủ tướng Man-mô-han Xinh nhận định: "Thỏa thuận trên tạo ra một nền tảng cho sự hợp tác trong tương lai giữa hai nước trong các lĩnh vực như chính trị và an ninh, thương mại và kinh tế, xây dựng và giáo dục, cũng như các quan hệ giao lưu nhân dân, xã hội dân sự và văn hóa". Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo trên một lần nữa cho thấy, tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác mạnh mẽ, trên cơ sở rộng khắp giữa Ấn Độ và Áp-ga-ni-xtan. Theo thỏa thuận trên, Ấn Độ cam kết hỗ trợ huấn luyện và trang bị cho các lực lượng an ninh Áp-ga-ni-xtan, đồng thời hỗ trợ về giáo dục cho học sinh và tạo điều kiện phát triển thương mại song phương. Đây là hiệp định đối tác chiến lược đầu tiên mà Áp-ga-ni-xtan ký với một quốc gia khác trong bối cảnh Ca-bun đang tìm kiếm đồng minh nhằm giúp bảo đảm an ninh khi các binh sĩ quốc tế rút khỏi nước này sau hơn một thập kỷ hiện diện. Nhân chuyến thăm này, hai nước cũng đã ký hai thỏa thuận khác nhằm tăng cường quan hệ trong lĩnh vực năng lượng và khai thác mỏ. Đây là chuyến thăm Ấn Độ lần thứ hai trong năm nay của Tổng thống Ha-mít Ca-dai, diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan đang rất căng thẳng sau khi nước này cáo buộc Pa-ki-xtan hỗ trợ các mạng lưới phiến quân tại Áp-ga-ni-xtan và có dính líu tới vụ ám sát Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Áp-ga-ni-xtan, cựu Tổng thống Bút-ha-nu-đin Ráp-ba-ni hôm 20-9 vừa qua.
Dự kiến, Tổng thống Ha-mít Ca-dai sẽ thông báo với Thủ tướng Man-mô-han Xinh về việc Áp-ga-ni-xtan xem xét lại chiến lược hòa giải với Ta-li-ban sau vụ ám sát quan chức Ca-bun trên và thảo luận các vấn đề mở rộng quan hệ thương mại, tăng cường khả năng kết nối nhằm mục tiêu xây dựng Áp-ga-ni-xtan thành một trung tâm buôn bán lớn ở khu vực Trung Á. Trong chuyến thăm trước đó của Thủ tướng Ấn Độ tới Áp-ga-ni-xtan ngày 12 và 13-5 vừa qua, hai bên đã vạch kế hoạch ký một hiệp định đối tác chiến lược giữa Ca-bun và Niu Đê-li nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và thiết lập cơ chế đối thoại an ninh giữa hai nước ở cấp cố vấn an ninh quốc gia. Trong cuộc Hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, lần đầu tiên Niu Đê-li công khai ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch về hóa giải với lực lượng Ta-li-ban của Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai. Đồng thời, xem xét quan hệ hợp tác giữa hai nước hiện nay và giai đoạn sau khi Mỹ rút toàn bộ quân khỏi Áp-ga-ni-xtan, dự kiến vào năm 2014. Hiện, Ấn Ðộ là nhà tài trợ lớn nhất trong khu vực của Áp-ga-ni-xtan. Niu Ðê-li đã cam kết tài trợ 2 tỉ USD cho nhiều dự án tái thiết tại Áp-ga-ni-xtan./.
Phiên họp thứ 3, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII: Đề cao trách nhiệm của công đoàn trong lãnh đạo, giải quyết đình công  (05/10/2011)
Hội thảo khoa học "Đồng chí Lê Đức Thọ với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định"  (05/10/2011)
Thượng viện Mỹ thảo luận về dự thảo luật áp dụng thuế quan đặc biệt đối với các đối tác bù trợ xuất khẩu bằng giữ tỉ giá hối đoái thấp  (05/10/2011)
Chính phủ mới, chính sách mới ở Đan Mạch  (05/10/2011)
Sự vươn lên của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Trung Đông  (05/10/2011)
Chiến lược phát triển nông nghiệp ASEAN sau khủng hoảng  (05/10/2011)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay