Việt Nam sẽ là chủ tọa Hội nghị Hội đồng Thống đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế/Ngân hàng thế giới vào năm 2009
Tại Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới năm 2008 vừa được tổ chức tại Mỹ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được các quốc gia thành viên nhất trí bầu giữ chức Chủ tọa Hội nghị Hội đồng Thống đốc IMF/WB năm 2009.
Việc Việt Nam lần đầu tiên được cử giữ chức vụ này đã thể hiện sự tín nhiệm và sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc củng cố, phát triển mối quan hệ với IMF/WB cũng như trong việc hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ.
Hội nghị Hội đồng Thống đốc IMF/WB năm 2009 sẽ được tổ chức tại Ít-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ khi nối lại quan hệ tài chính với IMF và WB năm 1993, đến nay quan hệ giữa Việt Nam với hai tổ chức tài chính quốc tế này tiếp tục được duy trì tốt đẹp.
Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng cam kết hơn 1 tỉUSD. Dù hiện nay hai bên không còn chương trình vay vốn, song hàng năm IMF vẫn cử các đoàn công tác vào Việt Nam để cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô và đưa ra các tư vấn chính sách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài hỗ trợ đào tạo, IMF còn cung cấp cho Việt Nam nhiều hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế, chống rửa tiền.
Đối với WB, Việt Nam là một trong những nước được vay ưu đãi lớn nhất từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), một trong 5 cơ quan thuộc nhóm WB. Các khoản hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt nam và WB.
Từ năm 1993 đến tháng 8-2008, WB cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 8,42 tỉ USD cho trên 80 dự án, trong đó có 73 chương trình, dự án đã và đang được triển khai với tổng trị giá 7,35 tỉ USD. Lượng vốn vay giải ngân thời gian này đạt trên 4,6 tỉ USD.
Trong tài khóa 2008, Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã đàm phán 9 chương trình, dự án với tổng trị giá 1,1 tỉ USD – mức vốn lớn nhất trong một tài khóa từ trước tới nay, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Dự kiến trong năm tài chính 2009, Ngân hàng Thế giới sẽ tài trợ cho Việt Nam khoảng 15 chương trình, dự án với tổng trị giá gần 1,85 tỉ USD.
Nguồn vốn trên không chỉ hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam./.
Nâng tầm doanh nhân - trí thức trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay  (15/10/2008)
Kỷ niệm 63 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang Quân khu IV  (15/10/2008)
Tưng bừng Lễ trao giải thưởng Tài năng Sáng tạo Nữ 2008  (15/10/2008)
Khởi công xây dựng Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải  (15/10/2008)
Hội thảo quốc tế về năng lượng sinh học - chia sẻ thông tin về tiềm năng và cơ hội hợp tác phát triển  (15/10/2008)
Cải cách giáo dục và đào tạo ở Nhật Bản hiện nay  (14/10/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên