Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới
Kinh tế - xã hội là nền tảng phát triển của một quốc gia, nhưng do vị trí đặc biệt trong thượng tầng kiến trúc và tính độc lập tương đối của nó, thiết chế chính trị luôn giữ một vai trò cực kỳ to lớn đối với toàn xã hội. Thực tế lịch sử chỉ ra rằng, sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia, một dân tộc có thể là kết quả của rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường xuyên và trực tiếp nhất là tác động của thiết chế chính trị.
Thông qua việc thống nhất cách hiểu một số thuật ngữ và khái niệm (chính trị, thiết chế chính trị, hệ thống chính trị); nghiên cứu các thiết chế chính trị có ảnh hưởng lâu dài trong thời kỳ cổ - trung đại và những đặc trưng xuyên suốt của thiết chế chính trị thời kỳ cổ - trung đại; phân tích tác động của những yếu tố truyền thống lên thiết chế chính trị; đặc trưng của thiết chế chính trị trong thời kỳ cận đại, hiện đại; những nghiên cứu trong cuốn sách Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới (do GS,TSKH Vũ Minh Giang chủ biên) góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài KX.10-08 nằm trong hệ thống của chương trình KX.10 “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” do GS,TSKH. Vũ Minh Giang chủ trì. Mục đích của công trình nghiên cứu là rút ra những bài học kinh nghiệm của lịch sử để vận dụng vào hoàn cảnh mới, chỉ ra những di tồn lịch sử cần khắc phục và nêu lên những kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay./.
Ðối thoại về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng  (29/11/2008)
Phát hiện và nhân rộng điển hình để phát triển kinh tế - xã hội ở Sơn La  (29/11/2008)
Nửa kỳ thực hiện Chương trình hợp tác quốc gia 7 giữa Việt Nam và UNFPA  (29/11/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ  (29/11/2008)
Đọc thơ Hồ Chí Minh  (28/11/2008)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên